Thứ hai 23/12/2024 15:31

Tình hình và chính sách kinh tế của Algeria đầu năm 2021

Theo WB, do đại dịch Covid-19, tăng trưởng GDP của Algeria năm 2020 giảm mạnh, ở mức -6,5% và sẽ phục hồi 3,8% năm 2021 và 2,1% năm 2022. Tuy nhiên, việc tăng trưởng trở lại của nền kinh tế còn phụ thuộc vào việc giảm những mất cân đối kinh tế vĩ mô, phục hồi cầu trong nước và tăng sản xuất dầu khí với những đòn bẩy tăng trưởng chính là tiêu dùng tư nhân, đầu tư và xuất khẩu.

Ngược lại, việc phục hồi này sẽ bị chậm nếu giá dầu lửa giảm, có thêm những làn sóng nhiễm Covid-19 mới hay giảm giá của đồng USD trước đồng euro hoặc nhân dân tệ (phần lớn xuất khẩu của Algeria thanh toán bằng USD trong khi hầu hết hàng nhập khẩu của nước này đến từ EU và Trung Quốc).

Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đánh giá Algeria sẽ phải đối mặt với thách thức tái cân bằng các tài khoản công và tài khoản đối ngoại, đồng thời phải bảo đảm đủ nguồn tiền để tài trợ việc phục hồi, duy trì sự ổn định tiền tệ và bảo vệ sức mua, điều này đòi hỏi "những hành động mang tính quyết định" từ phía Chính phủ.

Theo Luật Tài chính 2021 của Algeria, tăng trưởng GDP sẽ phải đạt 4%, tăng trưởng ngoài dầu khí đạt 2,4% và tỷ lệ lạm phát là 4,5%. Mặt khác, các khoản thu từ xuất khẩu dầu lửa sẽ đạt 23,21 tỷ USD trên cơ sở giá tham chiếu là 40 USD/thùng. Dự báo, tổng kim ngạch nhập khẩu của Algeria là 28,21 tỷ USD, giảm 14,4%. Tổng chi ngân sách lên tới 60,98 tỷ USD năm 2021 (+10%). Ngân sách hoạt động chiếm 39,94 tỷ USD (+ 11,8%) và ngân sách mua sắm trang thiết bị là 21,03 tỷ USD (+ 6,8%). Như vậy, thâm hụt ngân sách sẽ tăng, chiếm 13,57% GDP (so với 10% năm 2020). Các khoản trợ cấp xã hội từ ngân sách Nhà nước cho năm 2021 lên tới 14,50 tỷ USD, tăng 4,22%.

Theo Tổng cục thống kê Algeria, chỉ số giá tiêu dùng của Algeria tăng nhẹ, đạt 2,4% năm 2020 (so với 2% năm 2019). Năm 2021, Chính phủ Algeria dự đoán tỷ lệ lạm phát tăng lên +4,5%.

Algeria đứng thứ 8 về sản xuất dầu trong Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), chiếm 3,5% tổng sản lượng của cả khối. Bộ trưởng Năng lượng Algeria cho biết: Các khoản khu từ xuất khẩu dầu khí của nước này đã sụt giảm 30% năm 2020 từ 33 tỷ USD năm 2019 xuống còn 22 tỷ USD. Giá trung bình 1 thùng dầu của Algeria Sahara Blend là 42 USD năm 2020, giảm 34,7% so với năm trước đó (64,5 USD). Năm 2020, Algeria đã sản xuất 897.000 thùng dầu/ngày, giảm 125.000 thùng/ngày so với năm 2019 (-12%, 1,022 triệu thùng/ngày).

Những chính sách nhập khẩu mới của Algeria

Để bảo vệ nền sản xuất trong nước, Chính phủ Algeria đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt đỏ tươi hoặc đông lạnh kể từ tháng 10/2020. Trước đó, năm 2019, nước này đã nhập khẩu 210 triệu USD thịt đỏ gồm 135 triệu USD thịt tươi và 75 triệu USD thịt đông lạnh.

Theo điều 118 Luật Tài chính của Algeria năm 2021, về mặt nhập khẩu, việc thanh toán các hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dành để bán lại nguyên trạng được thực hiện bằng một công cụ thanh toán "có kỳ hạn" phải trả trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hàng hóa được gửi đi.

Biện pháp này không áp dụng đối với những mặt hàng bao gồm: (1) Những sản phẩm chiến lược (mì hột, bột mì, rau khô và gạo, bột thực phẩm, dầu ăn, đường, cà phê, nước khoáng, tương cà chua, các loại thực phẩm chế biến, sản phẩm sữa các loại, kể cả sữa dành cho trẻ em, rau và trái cây tươi, thịt đỏ và thịt trắng, trang thiết bị y tế và cận y tế, thuốc và sản phẩm dược, sản phẩm vệ sinh cơ thể và chất tẩy rửa trong nhà); (2) Những sản phẩm thực phẩm tiêu thụ rộng rãi; (3) Những sản phẩm có tính chất khẩn cấp đối với nền kinh tế Algeria; (4) Những sản phẩm được nhập khẩu phục vụ các cơ quan Nhà nước Algeria (5) Những sản phẩm được nhập khẩu bởi các doanh nghiệp kinh tế của Nhà nước Algeria.

Điều 149 Luật Tài chính của Algeria năm 2021 quy định sẽ miễn thuế hải quan và thuế VAT đối với việc nhập khẩu các bộ linh kiện SKD và CKD dành cho hoạt động của các cơ sở thuộc lĩnh vực kinh tế của Quân đội Algeria, để sản xuất hoặc lắp ráp xe ô tô.

Hoàng Đức Nhuận - Thương vụ Việt Nam tại Algeria
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ: FTA song phương – Chìa khóa cho quan hệ kinh tế toàn diện

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Tăng cường kết nối kinh tế - tiền đề của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Canada

Mời tham dự Hội chợ triển lãm du lịch SATTE 2025 tại Ấn Độ

Thương vụ Ả rập Xê út tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá hàng Việt Nam tại thủ đô Riyadh

Mời tham gia Triển lãm ACT East Business Show lần thứ 7 tại bang Meghalaya, Ấn Độ

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Philippines gia hạn Quỹ tăng cường sức cạnh tranh ngành lúa gạo

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út tổ chức tọa đàm doanh nghiệp và trưng bày sản phẩm xuất khẩu

Giải pháp ứng phó lừa đảo trong giao dịch thương mại tại thị trường Hoa Kỳ