Thứ hai 28/04/2025 01:23

Tỉnh Hậu Giang: Bất ngờ với hợp tác xã trồng trầu độc nhất ở miền Tây

Ở Đồng bằng sông Cửu Long có một làng nghề duy nhất chuyên trồng trầu tại xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Toàn xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang có hơn 32ha đất trồng trầu, phần lớn là trầu vàng, tập trung tại các ấp 5, 6, 7, 8. Theo các cụ cao niên sống tại địa phương, nghề trồng trầu được người dân duy trì gần trăm năm, lá trầu theo chân khách thương hồ có mặt khắp mọi miền Tây Nam bộ.

Trầu Vị Thủy đang được đầu tư xây dựng thành sản phẩm OCOP và làng trầu Vị Thủy cũng được định hướng phát triển thành điểm du lịch cộng đồng của tỉnh Hậu Giang.

Năm 2019, làng trầu Vị Thủy đã được UBND tỉnh Hậu Giang công nhận làng nghề truyền thống.

Năm 2020, Hợp tác xã trầu vàng Vị Thủy được thành lập. Từ quy mô 2,3ha trồng trầu ban đầu, hiện nay hợp tác xã mở rộng lên 16ha với 22 thành viên. Sản phẩm trầu lá của hợp tác xã được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu đến một số nước như Campuchia, Trung Quốc.

Không chỉ đem lại thu nhập khá cho các thành viên, Hợp tác xã trầu vàng Vị Thủy còn thường xuyên tạo việc làm cho hơn 20 lao động nhàn rỗi tại địa phương. Mỗi lao động thu hái, phân loại trầu được trả tiền công 120.000 đồng/ngày.
Theo các cụ cao niên, nhờ thổ nhưỡng thích hợp, trầu Vị Thủy có hương vị thơm ngon đặc biệt, lá to và màu sắc đẹp đẽ.
Người dân địa phương cho biết, so với nghề trồng lúa, nghề trồng trầu hấp dẫn hơn, cho thu nhập ổn định và cao hơn gấp nhiều lần. Trong Hợp tác xã trầu vàng Vị Thủy, các thành viên sở hữu từ 3 – 5 công đất trồng trầu (mỗi công tương đương 1.000 m2, trồng khoảng 1.000 nọc trầu).
Dọc theo tuyến đường liên ấp ở xã Vị Thủy, đến đâu cũng gặp những vườn trầu. Giám đốc Hợp tác xã trầu vàng Vị Thủy cho biết, trầu cho thu hoạch quanh năm, mỗi tháng 3 lần hái lá. Trung bình mỗi tháng, 1 công đất trồng trầu cho thu hoạch khoảng 2.500 ốp trầu (mỗi ốp 40 lá trầu). Trong tháng 10 này, trầu của hợp tác xã được bao tiêu với giá từ 5.000 đồng/ốp.

Khác với nhiều sản phẩm nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long, điều bất ngờ và thú vị là trầu lá gần như… không có đối thủ cạnh tranh, không gặp phải tình trạng “đùn hàng, dội chợ”, chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ luôn được duy trì ổn định.

Thiện Nhân
Bài viết cùng chủ đề: Đồng bằng sông Cửu Long

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Phát động Tháng an toàn lao động, Tháng Công nhân năm 2025

Đà Nẵng: Tri ân nhân chứng lịch sử tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Cần Thơ: Bảo tồn di tích lịch sử gắn liền với phát triển du lịch

Phú Thọ: Thu hồi giấy tiếp nhận công bố 2 sản phẩm

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Quảng Ninh: Rực rỡ 'Cô Tô - Nơi sóng gọi mặt trời'

Thái Bình thông qua chủ trương sắp xếp xã, phường

TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa-trình diễn drone mừng chiến thắng 30/4

Bạc Liêu: Vùng đất anh hùng viết tiếp trang sử mới giữa thời bình

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng Võ Thị Sáu

Đà Nẵng: Hợp nhất Sở Du lịch với Sở Văn hóa và Thể thao

Đà Nẵng thông qua đề án nhập tỉnh với Quảng Nam, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã

Đà Nẵng: Chuyển đổi hơn 19ha rừng trồng làm cụm công nghiệp

Đà Nẵng công nhận FPT và Marvell là đối tác chiến lược vi mạch bán dẫn

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế thường niên TP. Cần Thơ

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động tri ân nhân dịp lễ 30/4

Báo cáo của Sơn La gửi Đoàn công tác Chính phủ có gì đáng chú ý?

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Quảng Ninh: Tự hào “Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường”

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online