Thứ ba 06/05/2025 01:51

Tin Công Thương 5/5: Bảo đảm công bằng thuế trong thương mại điện tử

Ngày 5/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.

Lĩnh vực năng lượng

Ngày 5/5, báo Đầu tư có bài đăng tải: "Bộ Công Thương sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu".

Thông tin về cung cấp xăng dầu cho sản xuất và tiêu dùng, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, tổng nguồn xăng dầu phân giao tối thiểu năm 2025 khoảng 29,5 triệu m3/tấn (tương đương 2,5 triệu m3/tấn/tháng, 7,4 triệu m3/tấn/quý). Để đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu của các thương nhân theo kế hoạch.

Bộ Công Thương sẽ thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu của các thương nhân.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong quản lý nhà nước về xăng dầu, thực hiện chuyển giao một số nhiệm vụ từ Bộ Tài chính về Bộ Công Thương khi Nghị định kinh doanh xăng dầu thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu được ban hành.

Tạp chí Tài chính doanh nghiệp đăng tải thông tin: "Việt Nam chi hơn 1,8 tỷ USD nhập khẩu hơn 17 triệu tấn than".

Theo Cục Hải quan, lượng nhập khẩu than trong quý 1/2025 tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, song kim ngạch giảm 7,7% do giá nhập khẩu trung bình chỉ đạt 105,18 USD một tấn, giảm hơn 20%.

Trong quý 1/2025, Việt Nam chi hơn 1,8 tỷ USD nhập 17,27 triệu tấn than. Indonesia tiếp tục giữ vai trò là nhà cung cấp than lớn nhất cho Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng lượng nhập trong quý 1.

Indonesia tiếp tục giữ vai trò là nhà cung cấp than lớn nhất cho Việt Nam, chiếm hơn 40% tổng lượng nhập trong quý 1. Sản lượng than từ Indonesia đạt 6,98 triệu tấn, trị giá 579 triệu USD, tăng mạnh về cả khối lượng và giá trị. Giá nhập trung bình từ Indonesia dao động quanh mức 82,9 USD một tấn, thấp hơn mặt bằng chung.

Lĩnh vực xuất nhập khẩu

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online có bài: "Bộ Công Thương bắt đầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa".

Cục Xuất nhập khẩu cho biết, từ hôm nay (5/5), Bộ Công Thươngsẽ thống nhất một đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), đồng thời triển khai số hóa thủ tục nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và phòng chống gian lận về xuất xứ. Từ ngày 5/5, việc cấp các loại C/O không ưu đãi, cấp giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) và đăng ký mã số REX sẽ được thực hiện tại các cơ quan cấp C/O thuộc Bộ Công Thương.

Từ hôm nay (5/5), Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ảnh: L.H

Như vậy, doanh nghiệp có thể đề nghị cấp cả C/O ưu đãi và không ưu đãi tại cùng một cơ quan cấp C/O thuộc Bộ Công Thương, thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa. Đối với C/O không ưu đãi (như C/O mẫu B), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương thiết lập công việc cần thiết, số hóa thủ tục trên hệ thống eCoSys nhằm cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và tiến tới cấp C/O điện tử, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Việc cấp C/O điện tử được thực hiện theo Thông báo số 619/TB-XNK của Cục Xuất nhập khẩu.

Báo Pháp luật có bài: "Cá ngừ Việt tăng tốc vào Nga, xuất khẩu đầu năm vượt mốc 10 triệu USD".

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 10 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng gấp 5 lần so với năm 2020, chạm mốc cao nhất trong một thập kỷ. Giữa bối cảnh vận tải và thanh toán thuận lợi hơn, cá ngừ Việt đang có thêm dư địa để tăng tốc tại thị trường giàu tiềm năng này.

Lĩnh vực thương mại điện tử

Báo Đại đoàn kết có bài đăng tải: "Bảo đảm công bằng thuế trong thương mại điện tử".

Ông Vũ Bảo Thắng - Phó trưởng Ban Phát triển nguồn nhân lực (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam), Giám đốc điều hành Meta Ecom, cho rằng số lượng người bán trên các sàn thương mại điện tử ngày càng tăng, dẫn đến cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá, quảng cáo và thu hút sự chú ý của khách hàng. Song, chính các doanh nghiệp nội muốn quảng cáo hay bán hàng qua nền tảng số phải chịu rất nhiều chi phí tuân thủ.

Các quy định trong dự thảo Luật Quản lý thuế và Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) là bước đi quan trọng để bảo đảm sự công bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, các cơ quan chức năng cần phải thực hiện quyết liệt và đồng bộ, thiết lập cơ sở dữ liệu, kết nối thông tin và đưa ra các hướng dẫn cụ thể để thực thi các quy định hiệu quả.

Báo Công Thương
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Tin Công Thương 26/4: Siêu thị tăng nguồn cung hàng hóa

Tin Công Thương 25/4: 10.000 nhà nhập khẩu quốc tế tìm nguồn hàng tại Việt Nam

Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Tin Công Thương 21/4: Giá xuất khẩu gạo sẽ sớm khởi sắc

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 11/4: Đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD