Tìm hiểu về "vi khuẩn ăn thịt người" và nguyên nhân nhiễm bệnh

"Vi khuẩn ăn thịt người" là cách gọi phổ biến của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra bệnh.
Nhiều người nhiễm vi khuẩn ăn thịt người, Bộ Y tế ra khuyến cáo Các biện pháp phòng ngừa bệnh Whitmore "vi khuẩn ăn thịt người" Quảng Nam: Một người tử vong do nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người"

Từ các triệu chứng ban đầu, bệnh có thể diễn tiến nhanh thành viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, gây tử vong chỉ trong 48h nếu không điều trị kịp thời. Những người có nguy cơ cao chuyển nặng khi mắc Whitmore là người bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh Thalassemia, bị suy giảm miễn dịch do ung thư hoặc HIV, bệnh phổi mạn tính.

Vi khuẩn ăn thịt người thường xâm nhập vào cơ thể nhất qua các vết thương hở
Vi khuẩn ăn thịt người thường xâm nhập vào cơ thể nhất qua các vết thương hở

Vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Trên thực tế không có vi khuẩn nào ăn thịt người theo nghĩa đen, mà cụm từ “vi khuẩn ăn thịt người” hay được các phương tiện truyền thông sử dụng về bản chất là các vi khuẩn gây hiện tượng viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis - NF).

Viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tiến triển rất nhanh, có nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Loại vi khuẩn hay gây viêm cân mạc hoại tử nhất là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (group A beta hemolytic streptococcal - GABHS). Ngoài ra còn nhiều loại vi khuẩn khác gây viêm cân mạc hoại tử, chẳng hạn như Vibrio vulnificus, tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Klebsiella, Clostridium (Clostridium perfringens, Clostridium septicum,...), E. coli, Aeromonas hydrophila,...

Viêm cân mạc hoại tử thường được phân làm hai loại. Viêm cân mạc hoại tử loại I là do nhiễm khuẩn hỗn hợp (nhiễm nhiều loại vi khuẩn), thường kết hợp giữa một loài vi khuẩn yếm khí kết hợp với một hoặc nhiều loại vi khuẩn yếm khí tùy nghi. Viêm cân mạc hoại tử loại II là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, và giữa hai loại viêm cân mạc hoại tử thì viêm cân mạc hoại tử loại II chiếm đa số trường hợp.

Hàng năm trên toàn Hoa Kỳ có khoảng 600 tới 700 trường hợp được chẩn đoán viêm cân mạc hoại tử, tỉ lệ tử vong khoảng 25% tới 30%. Viêm cân mạc hoại tử hiếm khi xảy ra ở trẻ em.

Con đường nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người"

Vi khuẩn ăn thịt người thường xâm nhập vào cơ thể nhất qua các vết thương hở, đồng thời nó cũng có thể xâm nhập qua: Vết cắt nhỏ, vết trầy xước; côn trùng cắn; phẫu thuật (rất hiếm gặp).

Trong một số trường hợp con đường nhiễm vi khuẩn gây viêm cân mạc hoại tử không thể xác định rõ. Một khi đã xuất hiện, viêm cân mạc hoại tử sẽ diễn tiến rất nhanh và phá hủy mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn ăn thịt người: Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người thường xuất hiện trong vòng 24h kể từ khi nhiễm khuẩn, và thường không xuất hiện đơn lẻ mà xuất hiện kết hợp với nhau.

Các dấu hiệu có thể xuất hiện là: Đau tăng mạnh ở khu vực xung quanh của vết thương, vết cắt, chỗ trầy xước,... Tại chỗ vết thương đau hơn rất nhiều so với mức độ đau mà vết thương có thể thực sự gây ra.

Khu vực xung quanh vết thương sưng, nóng, đỏ. Các triệu chứng giống cúm chẳng hạn như tiêu chảy, buồn nôn, sốt, chóng mặt và cảm giác khó chịu. Cảm giác khát nước nhiều vì cơ thể mất nước.

Các triệu chứng tiến triển sẽ xuất hiện ở quanh vị trí nhiễm khuẩn trong vòng 3 tới 4 ngày sau khi nhiễm khuẩn, bao gồm: Sưng, có thể xuất hiện ban màu tím.; các vùng da lớn chuyển sang màu tím, sau đó xuất hiện mụn nước chứa đầy dịch sẫm màu có mùi khó chịu; da mất màu, bong da, tuột da khi hoại tử mô xảy ra.

Các triệu chứng nghiêm trọng thường xảy ra trong vòng 4 tới 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn bao gồm: Tụt huyết áp nghiêm trọng; sốc nhiễm độc; lơ mơ, hôn mê.

Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

Chẩn đoán sớm vi khuẩn ăn thịt người hay viêm cân mạc hoại tử rất quan trọng bởi bệnh tiến triển vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể chẩn đoán sớm bởi những dấu hiệu và triệu chứng của viêm cân mạc hoại tử tương tự như triệu chứng của cúm hoặc của một nhiễm khuẩn da không nghiêm trọng.

Chẩn đoán viêm cân mạc hoại tử thường dựa trên các triệu chứng tiến triển, chẳng hạn như xuất hiện các bóng khí dưới da. Các xét nghiệm dịch và mẫu mô sẽ được thực hiện để nhận diện loại vi khuẩn mà bệnh nhân đã nhiễm.

Người nhà và những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc viêm cân mạc hoại tử cần được đánh giá và chẩn đoán nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn.

Điều trị khi nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

Điều trị sẽ bắt đầu trước cả khi nguyên nhân gây viêm cân mạc hoại tử được xác định, và quá trình điều trị cần phối hợp các phương pháp khác nhau. Thời gian điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể.

Các phương pháp điều trị bao gồm: Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch; Phẫu thuật để loại bỏ phần mô tổn thương hoặc hoại tử nhằm ngăn chặn nhiễm khuẩn lan tràn; Sử dụng các thuốc nâng huyết áp.

Phẫu thuật cắt cụt chi bị tổn thương trong một số trường hợp; Liệu pháp oxy cao áp (hyperbaric oxygen therapy - HBOT) để điều trị vết thương; Theo dõi tim mạch, hỗ trợ oxy; Truyền máu; Truyền kháng thể để hỗ trợ chống nhiễm khuẩn.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.

Minh Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh tiểu đường

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Xem thêm