Thứ hai 23/12/2024 22:07

Tìm giải pháp hút vốn FDI cho Tây Nguyên

Có nhiều lợi thế, tuy nhiên vị trí địa lý và hạ tầng chưa hoàn thiện khiến các tỉnh Tây Nguyên vẫn gặp khó trong thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tây Nguyên thu hút 1,87 tỷ USD vốn FDI

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến năm 2023, các tỉnh khu vực Tây Nguyên thu hút được 170 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 1,87 tỷ USD. Với kết quả trên, các dự án FDI đầu tư vào Tây Nguyên chỉ chiếm 0,43% tổng số dự án FDI đầu tư vào Việt Nam và chiếm 0,59% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam. FDI vào Tây Nguyên thấp nhất trong 6 vùng kinh tế.

Tây Nguyên có lợi thế thu hút đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản (Ảnh minh họa)

Về lợi thế thu hút FDI vào Tây Nguyên, theo các chuyên gia kinh tế, các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn có sản lượng lớn, nhiều loại nông sản như cà phê, ca cao, tiêu… với sản lượng đứng đầu cả nước. Tiềm năng trong việc khai thác năng lượng điện gió trên địa bàn lớn.

Tuy nhiên, thách thức đối với thu hút FDI của Tây Nguyên là vị trí địa lý của khu vực nằm xa cảng biển, nơi tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến chi phí vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu cao, giảm cạnh tranh so với các tỉnh có cơ sở hạ tầng tốt, có vị trí địa lý thuận lợi.

Cơ sở hạ tầng của khu vực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Một số cụm công nghiệp trên địa bàn các tỉnh chưa được xây dựng hạ tầng đồng bộ và đảm bảo các điều kiện về giao thông, cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, phòng cháy chữa cháy.

Số lượng doanh nghiệp FDI của khu vực Tây Nguyên còn ít, quy mô nhỏ, chưa có nhiều dự án chế biến sâu, đặc biệt chế biến các sản phẩm là thế mạnh của các tỉnh trong khu vực như cà phê, cao su, thức ăn gia súc. Chất lượng công tác đào tạo nhân lực chưa đáp ứng được về trình độ lẫn cơ cấu ngành, nghề theo nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp.

Là một địa phương thuộc vùng Tây Nguyên, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Lăk, năm 2022, địa phương này chỉ thu hút được 2 dự án FDI, còn theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2023 Đăk Lăk thu hút được 30 dự án FDI.

Nguyên nhân khiến địa phương này chưa hấp dẫn được FDI là bởi hạn chế về mặt bằng “sạch” với quy mô lớn để đón các dự án có nhu cầu đầu tư, sản xuất ngay. Ngoài ra, địa phương chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư “mạnh” về tài chính và công nghệ, có tiềm năng, thiếu những dự án đầu tư từ các nước phát triển, tập đoàn lớn vào địa bàn tỉnh còn khiêm tốn.

Mặt khác, Đắk Lắk là một tỉnh miền núi với diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp; kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ; đường giao thông xuống cấp, hư hỏng, khó khăn trong việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó ảnh hưởng đến công tác kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

TP. Buôn Ma Thuật Đăk Lăk (Ảnh minh họa)

Giải pháp hút vốn FDI vào Tây Nguyên

Để đẩy mạnh thu hút FDI, các tỉnh Tây Nguyên cần đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án nhà máy chế biến nông sản xứng với tiềm năng, lợi thế hiện có; đồng thời gắn với nâng cao năng lực chế biến nông sản chất lượng cao của doanh nghiệp trong nước để xuất khẩu, đáp ứng được theo nhu cầu của khách hàng trên thị trường thị giới. Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá về môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng vẫn ổn định và đáng tin cậy.

Điều chỉnh, cập nhật kịp thời kế hoạch xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch phù hợp, theo đó thay đổi về các điểm đến, khung thời gian thực hiện xúc tiến tại nước ngoài, điều chỉnh hình thức các hoạt động xúc tiến đầu tư. Cùng với đó, ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư mạnh về tài chính, có công nghệ mới với hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường để tập trung kêu gọi đầu tư.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư gắn với việc cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Chú trọng lựa chọn, thu hút một số nhà đầu tư lớn có tiềm lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm để làm động lực kích thích phát triển lan tỏa kinh tế - xã hội.

Đặc biệt, cần đào tạo, bồi dưỡng, nhanh chóng chuẩn hóa, nâng cao mặt bằng chung về chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả các lĩnh vực. Đầu tư xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn như nông nghiệp công nghệ cao…

Linh Đan
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào

Bac A Bank ra mắt giao diện mới của ứng dụng ngân hàng điện tử

Việt Nam là điểm sáng trong chính sách đầu tư của các tập đoàn toàn cầu

Phó Thủ tướng: Ngành ngân hàng triển khai hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp trên tinh thần ‘cả hai cùng thắng’

Ngành ngân hàng tập trung tái cơ cấu trong năm 2025

Dòng vốn 3.000 tỷ đồng kỳ vọng vực dậy DIC Corp

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Cơ hội để Việt Nam hút vốn ngoại

Nam A Bank lọt top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2024

Nhận diện thách thức, tìm cơ hội cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

Thêm tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cơ cấu nợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3- chính sách tín dụng đậm ý nghĩa nhân văn