Thứ bảy 28/12/2024 02:37

Tiếp cận thị trường EU: Coi trọng yếu tố bền vững

Theo ý kiến của một số chuyên gia, trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, nếu xem nhẹ các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, DN Việt Nam sẽ không dễ tiếp cận được thị trường châu Âu (EU).

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có riêng một chương về “thương mại và phát triển bền vững (chương 13). Ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) - cho biết: Cam kết phát triển bền vững, trong đó quyền của người lao động và môi trường, là hai nội dung giúp đảm bảo bình đẳng về quyền lợi và cơ hội tham gia cho tất cả các bên trong chuỗi cung ứng. Để tận dụng cơ hội từ EVFTA, DN Việt Nam cần phải định vị lại chiến lược kinh doanh có trách nhiệm hơn với xã hội. Nếu thiếu những bước đi bài bản, DN khó đáp ứng được các tiêu chuẩn về phát triển bền vững. Mặc dù đầu tư thực hiện những điều này có thể khiến chi phí tăng, nhưng hàng hóa của DN Việt Nam lại có cơ hội tiếp cận phân khúc thị trường giá cao hơn.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang- Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), xét về số lượng, thương mại và phát triển bền vững trong EVFTA là nhóm cam kết lớn nhất. Tuy nhiên, nội dung liên quan đến phát triển bền vững không mới so với trước khi EVFTA có hiệu lực. Đối với nội dung liên quan đến biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, EVFTA có một số yêu cầu mới, đòi hỏi Việt Nam phải đối thoại và chia sẻ thông tin về thị trường carbon, tiết kiệm năng lượng, công nghệ khí thải, hoặc phải có chính sách thúc đẩy các sản phẩm có lợi cho đa dạng sinh học, tiếp cận nguồn gen… Tuy nhiên, đây lại là các vấn đề thuộc trách nhiệm của nhà nước, không phải nghĩa vụ trực tiếp của doanh nghiệp, nên các DN cũng không cần phải quá lo lắng. Dẫu vậy, bà Nguyễn Thị Thu Trang cũng khẳng định, thực hiện cam kết EVFTA về phát triển bền vững, đòi hỏi các DN trong một số lĩnh vực, ngành nghề phải nỗ lực rất nhiều mới bảo đảm thực thi.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập: Thách thức về phát triển bền vững từ EVFTA là có, nhưng không lớn. Nếu làm tốt vấn đề này, không chỉ với thị trường EU, mà hàng hóa của các DN Việt Nam có thể tự tin chinh phục bất kỳ thị trường khó tính nào.
Lan Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan