Thứ hai 16/12/2024 02:57

Tiền Giang: Hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định trong mùa dịch

Hiện tỉnh Tiền Giang đang áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với một số khu vực trên địa bàn tỉnh, do đó, Sở Công Thương chủ động xây dựng kịch bản để đảm bảo cung cấp đủ hàng hoá thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống dịch, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giá cả tăng đột biến hay khan hiếm hàng hóa.

Đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa trong mọi tình huống dịch bệnh

Theo ghi nhận, tính đến thời thời điểm này, có 9/11 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Tiền Giang ghi nhận có 128 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại, người dân Tiền Giang đi mua hàng hóa dự trữ tăng so với ngày thường nhưng không có tình trạng sốt giá, khan hiếm hàng hóa. Các chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa tại địa phương chủ động nguồn hàng thiết yếu cũng như nhu yếu phẩm dồi dào, đủ phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Hàng hóa tại các siêu thị, cử hàng tiện ích dồi dào, phong phú với giá cả ổn định đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người dân trong mùa dịch

Ông Nguyễn Văn Võ - Giám đốc Co.opmart Cai Lậy (Tiền Giang) - cho biết, sức mua có tăng mạnh trước những ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội, nhưng nhìn chung những ngày qua sức mua hàng hóa của người dân vẫn diễn ra bình thường. Các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu trong siêu luôn đầy đủ đáp ứng mọi nhu cầu của người dân. Riêng nhóm hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch như khẩu trang, các loại gel, nước rửa tay sát khuẩn… vẫn đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Theo ông Đặng Văn Tuấn - quyền Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang, thực hiện Chỉ thị số 07 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Sở đã tham mưu UBND Tiền Giang ban hành Kế hoạch ứng phó với các cấp độ dịch bệnh, đảm cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu liên tục không gián đoạn, kể cả trong tình huống xấu khi dịch bệnh lan rộng và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính Phủ.

Hiện trên địa bàn Tiền Giang có 175 chợ đang hoạt động, 4 siêu thị, 94 cửa hàng bách hóa, tiện ích và và nhiều cửa hàng bách hóa nhỏ lẻ, đảm bảo cung cấp đầy đủ các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân như: gạo, mỳ gói, dầu ăn, nước uống… với giá cả ổn định.

Không có hiện tượng khan hàng, tăng giá bất hợp lý

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang - cho biết, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng nguồn hàng hóa phong phú, dồi đào, giá cả ổn định. Chỉ có một số huyện như: huyện Cái Bè, thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy trước và sau ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tình hình người dân mua sắm có tăng so với ngày thường, một số mặt hàng có tăng giá nhẹ như: trứng, gia cầm, hàng khô... không xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng, nhưng hiện nay đã bình thường trở lại.

Hiện có một số chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang bị phong tỏa, nhưng ngành Công Thương Tiền Giang vẫn đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu và nhu yếu phẩm cho người dân

Hiện Sở đang bám sát diễn biến thị trường, sẵn sàng phối hợp, điều phối các đơn vị, doanh nghiệp (DN) bình ổn thị trường, hệ thống phân phối đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời, đầy đủ, liên tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống dịch bệnh. Tuy nhiên hiện nay, số lượng người dân đi chợ giảm như: các chợ huyện Cái Bè giảm khoảng 60-70%, các chợ ở địa phương khác cũng giảm từ 20-30%. Do tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh, thành phố, như: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương... Một số chợ đầu mối trái cây như: Chợ trái cây Vĩnh Kim, chợ Giữa Vĩnh Kim... (huyện Châu Thành) nên số lượng vựa tại chợ giảm hơn 50%.

Riêng TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) vừa thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 30/6/2021. Tình hình thị trường, hàng hóa, giá cả ổn định. Chiều tối ngày 29/6, trước khi áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ các siêu thị, cửa hàng tiện ích như: Go! Mỹ Tho, Coop mart Mỹ Tho, Bách hóa xanh, Vinmarrt+, một số cửa hàng bách hóa lớn ở chợ Thạnh Trị, người dân có đến mua sắm đông hơn, tăng khoảng 20-40% so với các ngày trước đó, nhưng vẫn thấp hơn so với thời điểm chưa có dịch.

Sau khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, qua khảo sát tại các siêu thị vắng khách chủ yếu các siêu thị đang bán hàng qua mạng, số lượng tăng mạnh, tăng trên 50%, khoảng 200 đơn hàng/ ngày. Trong khí đó, tại các chợ như: chợ Thạnh Trị, chợ Cũ, chợ Mỹ Tho, chợ Trung Lương, cửa hàng bách hóa ở chợ... lượng người dân mua sắm có đông hơn, nhưng không nhiều, hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định. Công tác phòng, chống dịch được các siêu thị, chợ thực hiện tốt như: trang bị nước sát khuẩn, đo thân nhiệt, thường xuyên thông báo tuyên truyền về công tác phòng chống dịch; người dân đến mua sắm đều có đeo khẩu trang.

Tính đến thời điểm này trên địa bàn Tiền Giang chưa phát hiện trình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Theo đó, tất cả các siêu thị, cửa hàng bách hóa xanh, của hàng tiện ích, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh vẫn hoạt động bình thường. Đồng thời chủ động nguồn hàng dồi dào với giá cả ổn định phục vụ mội nhu cầu của mua sắm của người dân, chỉ trừ một số ít chợ đang bị phong tỏa do liên quan đến ca dương tính.

Ngành Công Thương đã và đang cùng với các cấp, các ngành nỗ lực vừa phòng chống dịch vừa bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa phục vụ mọi nhu cầu của người dân trong mọi tình huống của dịch bệnh. Do đó, người dân không quá lo lắng dẫn đến việc tích trữ lương thực, thực phẩm không cần thiết, gây bất ổn thị trường.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Tiền Giang

Tin cùng chuyên mục

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

TP. Hồ Chí Minh: Bán hàng bình ổn thị trường Tết, nhiều hàng hóa giảm giá sâu

Thị trường hàng hóa hôm nay 10/12: Trung Đông tiếp tục ‘nóng’, giá dầu thế giới quay đầu phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay 9/12: Giá cà phê thế giới diễn biến trái chiều

Tìm giải pháp phát triển bền vững hệ thống phân phối bán lẻ

Giải ‘bài toán’ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp bán lẻ

Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển bền vững

Công điện của Bộ Công Thương về đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng năm 2024 tăng 8,8%

Thị trường hàng hóa hôm nay 6/12: Giá cà phê tăng hai phiên liên tiếp

Làm cách nào để phòng rủi ro trước biến động mạnh của giá cà phê?

Thị trường hàng hóa hôm nay 5/12: Giá cà phê đảo chiều hồi phục sau chuỗi sụt giảm

Chuyên gia, doanh nghiệp ‘hiến kế’ giải pháp phát triển bền vững chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại

Cần chính sách gì để phát triển thị trường bán lẻ hiện đại tại Việt Nam?