Thứ ba 19/11/2024 18:33

Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: Cha mẹ cần chuẩn bị gì?

Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý… cha mẹ cần thận trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.

Thông tin cha mẹ cần chuẩn bị trước

Có 2 loại vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi gồm vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna. Bộ Y tế yêu cầu, chỉ tiêm 2 mũi vắc xin cùng loại, không tiêm trộn với bất kỳ vắc xin nào.

Có 2 loại vắc xin phòng Covid-19 tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi là vắc xin Pfizer và Moderna

Theo BS Nguyễn Hữu Châu Đức, bộ môn Nhi - Đại học Y dược Huế, cha mẹ nên chuẩn bị những câu trả lời để khám tầm soát trước tiêm như: Trẻ có bị dị ứng không? trẻ đã bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim? trẻ bị sốt? có bị rối loạn đông máu? bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hệ thống? đã được tiêm vắc xin khác? đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc?

Bên cạnh đó, cha mẹ, người giám hộ cần cho nhân viên y tế biết chính xác về tiền sử tiêm chủng, tiền sử dị ứng của trẻ với các triệu chứng và điều trị cụ thể, tình trạng bệnh lý nền, các loại thuốc điều trị trẻ đang sử dụng. Những điều này rất quan trọng để bác sĩ có thể ra quyết định phù hợp trong việc chống chỉ định, chuyển viện hay cẩn trọng khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ và có kế hoạch theo dõi kỹ sau khi tiêm.

Trẻ mắc bệnh nào không được tiêm?

Theo TS.BS Lê Kiến Ngãi, Bệnh viện Nhi Trung ương, nhóm đối tượng trẻ cần thận trọng và khám sàng lọc, thực hiện tiêm tại các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, đó là: Nhóm trẻ mắc bệnh mạn tính bẩm sinh; tại thời điểm khám sàng lọc phát hiện trẻ có bất thường về tim, phổi; trẻ có phản ứng phản vệ với bất kỳ dị nguyên nào trước đó.

Các trường hợp cần thận trọng khi tiêm chủng là trẻ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; có rối loạn về tri giác, gặp hội chứng tâm lý đám đông, tăng động, giảm chú ý…

Nhóm trẻ có tiền sử phản vệ với vắc xin Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm.

Vì thế, các cơ sở tiêm chủng phải nghiên cứu kỹ thành phần của vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, để nếu phát hiện trẻ có tiền sử phản vệ với bất cứ thành phần nào của vắc xin như muối, lipid, đường… thì phải xếp vào nhóm chống chỉ định tiêm.

Với trẻ đã mắc Covid-19, sau khi khỏi bệnh sau ít nhất 3 tháng, trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Theo dõi trẻ sau tiêm

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có... Đồng thời gia đình cần theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu.

Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm vắc xin Covid-19; không nên uống các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng; bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Thấy một trong các dấu hiệu sau tiêm vắc xin cần đưa trẻ đi viện: Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da; họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.

Có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật; có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất; dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy; có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái; chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 38,5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Thanh Tâm

Tin cùng chuyên mục

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Hà Nội: Thu hồi thuốc viên nén Prednisolon 5mg vì vi phạm chất lượng sản phẩm

Bộ Y tế trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Thầy thuốc trẻ ứng dụng AI tư vấn, khám bệnh cho hơn 1,1 triệu người dân

Thủ tướng yêu cầu 6 tháng tới hoàn thành Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2

Vướng mắc khiến thiếu thuốc, vật tư y tế, Bộ Y tế họp khẩn với 300 đơn vị

Làm gì giúp tân sinh viên giảm căng thẳng, vui đến trường mỗi ngày?

Loạn 'lang băm', 'thần y' quảng cáo bài thuốc gia truyền trên mạng xã hội

Tháng 10, cả nước xảy ra 1.850 vụ tai nạn giao thông

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia

Nâng cao nhận thức cộng đồng, đẩy lùi ‘gánh nặng’ viêm màng não

Bộ Y tế giải trình việc thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng

Bộ Y tế bác thông tin 'sử dụng muối i-ốt gây bệnh cường giáp'

Nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử: Chuyên gia khuyến nghị gì cho Việt Nam?

TP. Hồ Chí Minh: Phòng khám Mary và hàng loạt cơ sở bị tước giấy phép khám chữa bệnh

Kẻ đi chơi xa, người ở nhà thanh lọc cơ thể chuẩn bị vào mùa bận rộn cuối năm

Bộ Y tế công bố 78 dược chất, thuốc chứa dược chất bị cấm sử dụng

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm giảm cân TIGI MAX PLUS chứa chất cấm

Trà sữa và mối liên quan tới bệnh tiểu đường, tim mạch

Bé gái Làng Nủ hồi sinh kỳ diệu sau thảm họa lũ quét