Thứ tư 27/11/2024 11:33

Thương mại Việt Nam – Argentina: Phát triển tích cực trong đại dịch Covid-19

Gần hai năm qua, chúng ta đã chứng kiến đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi, tác động sâu rộng đến mọi hoạt động kinh tế của thế giới, song vượt lên khó khăn, hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Argentina vẫn phát triển tích cực.

Đại sứ Cộng hòa Argentina tại Việt Nam – ông Luis Pablo Maria Beltramino nhấn mạnh tại cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Trao đổi thương mại giữa Argentina và Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng bền vững

Trước ảnh hưởng của đại dịch, xin ông cho biết hợp tác thương mại, kinh tế giữa Việt Nam - Argentina đã bị ảnh hưởng như thế nào?

Như chúng ta đều thấy, gần hai năm qua, nhất là năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát khiến cho kinh tế, thương mại, chuỗi cung ứng toàn cầu; trao đổi thương mại giữa các quốc gia không tránh được sự đứt gãy tạm thời. Tuy nhiên, tín hiệu rất khả quan đối với hợp tác thương mại Argentina và Việt Nam đó là bất chấp đại dịch Covid 19, trao đổi thương mại giữa Argentina và Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực xuất khẩu. Theo đó, trong năm 2020, trao đổi thương mại song phương tăng 5% so với năm 2019, đạt 3,6 tỷ USD, riêng 8 tháng đầu năm 2021 đạt 3 tỷ USD và theo dự báo, đến cuối năm khi tình hình kinh tế có chiều hướng tích cực kỳ vọng sẽ vượt qua con số 4 tỷ USD.

Đáng chú ý, trong tháng 8 vừa qua đã diễn ra cuộc họp của Ủy ban Liên chính phủ về Hợp tác Kinh tế Thương mại Argentina Việt Nam do Bộ Ngoại giao Argentina và Bộ Công Thương Việt Nam đồng chủ trì. Tại cuộc họp này, đại diện lãnh đạo hai bên đã nhất trí tăng cường trao đổi thương mại và cam kết thúc đẩy mở cửa thị trường cho các sản phẩm của cả hai nước, cũng như khám phá các lĩnh vực hợp tác khác như sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, các dịch vụ vệ tinh, nhà ở xã hội, du lịch và thể thao. Sự kiện này là một trong những cơ sở để chúng ta có thể kỳ vọng hợp tác kinh tế cũng như thương mại giữa hai nước phát triển tích cực.

Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, từng bước phục hồi kinh tế. Ông có nhận định gì về cơ hội phục hồi kinh tế của Việt Nam?

Đại sứ Cộng hòa Argentina tại Việt Nam – ông Luis Pablo Maria Beltramino

Chúng ta phải nhận thức rõ rằng, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động toàn diện tới cộng đồng quốc tế và mọi quốc gia trên thế giới nói chung. Không một nước nào có thể thoát khỏi các tác động do thảm họa Covid-19 gây ra và chỉ có sự hợp tác cũng như sự đoàn kết của tất cả các nước thì chúng ta mới có thể thoát ra khỏi tình trạng hiện nay và tiếp tục con đường phát triển, ổn định.

Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn khi dịch bùng phát lần thứ 4, tuy vậy với sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong phòng chống dịch Covid-19, điều này được thể hiện trong lĩnh vực kiểm dịch, hỗ trợ và chăm sóc người dân, duy trì chuỗi cung ứng, đảm bảo lưu thông hàng hóa.

Trên cơ sở thành quả đạt được trong phòng chống dịch Covid-19, việc chuyển trạng thái thích ứng linh hoạt với dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi kinh tế theo tôi là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ Việt Nam; đồng thời với các giải pháp, quyết sách linh hoạt tôi tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh và tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Hiện các hoạt động kinh tế của Việt Nam đã trở lại trong điều kiện bình thường mới, trong bối cảnh này ông đặt kỳ vọng gì về hợp tác thương mại Việt Nam – Argentina?

Trong năm 2020, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 5 trên thế giới của Argentina. Đối với Việt Nam, Argentina là đối tác thương mại lớn thứ 3 ở khu vực Mỹ La Tinh. 93% hàng hóa xuất khẩu của Argentina được đưa vào chuỗi các giá trị sản xuất của Việt Nam và đa số được xuất khẩu, đóng góp vào thặng dư toàn cầu của Việt Nam. Với mối quan hệ tốt đẹp này, kỳ vọng hai nước sẽ có thể tiếp tục con đường hợp tác chung, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác song phương truyền thống, cũng như làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thương mại mà hai bên đã cùng nhau duy trì trong suốt hai thập kỷ qua.

Ngay trong giai đoạn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, chúng tôi đã tranh thủ tiến hành các nghiên cứu thị trường để tìm kiếm các cơ hội hợp tác thương mại, đồng hành và phản hồi các đề xuất cũng như tham vấn từ phía khu vực tư nhân của hai bên. Đặc biệt, chúng tôi cũng tham gia vào các cuộc gặp, hội thảo song phương trực tuyến để tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy hợp tác hợp tác kinh tế thương mại hai nước. Tới đây, chúng tôi sẽ khởi động lại các hoạt động xúc tiến thương mại tại Việt Nam sau thời gian tạm dừng để thực hiện kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản