Thứ năm 19/12/2024 16:02

Thương mại Sơn La tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Năm 2024, giá trị xuất khẩu hàng hóa, tiêu dùng nội địa của Sơn La tiếp tục tăng cao, qua đó đã tạo sức bật trong sản xuất và phát triển kinh tế của địa phương.

Thương mại là điểm sáng trong bức tranh kinh tế năm 2024

Năm 2024, thương mại tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh Sơn La. Theo đó tổng mức bán lẻ hàng hóa cả năm ước đạt khoảng 35.800 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2023 và vượt 5,9% so với kế hoạch năm 2024.

Đặc biệt, giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2024 ước đạt 198 triệu USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước và vượt 0,97% so với kế hoạch đề ra.

Nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm nông sản của Sơn La được triển khai. Ảnh: CT

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Bắc - Giám đốc Sở Công Thương /chu-de/tinh-son-la.topic - cho biết: Năm 2024, chúng tôi đã cố gắng nỗ lực đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, tăng cường công tác quản lý hạ tầng thương mại, phát triển thương mại điện tử. Tăng cường cập nhật và cung cấp thông tin thị trường, nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa của các nước, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia chương trình xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong nước.

Trong đó, ngành Công Thương Sơn La đã tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, chủ động đổi mới hình thức, lựa chọn các công cụ và biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm đúng đối tượng, đạt được các mục tiêu và hiệu quả cao.

Chúng tôi đã tham gia khảo sát và làm việc nắm tình hình kế hoạch sản xuất, nhu cầu quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông sản trên địa bàn. Đồng thời, tham gia đoàn công tác của UBND tỉnh làm việc với một số hệ thống siêu thị và hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu ở cả trong và ngoài nước”- ông Bắc chia sẻ.

Trong bức tranh tăng trưởng thương mại đó có cả sự phát triển mạnh mẽ của loại hình thương mại điện tử. Với sự hỗ trợ từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương, Sơn La đã xây dựng sàn thương mại điện tử với 40 doanh nghiệp, hợp tác xã và 60 sản phẩm được lựa chọn và đưa lên sàn. Đồng thời, sàn thương mại điện tử Sơn La được tích hợp vào sàn thương mại điện tử hợp nhất (Sanviet.vn) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương xây dựng và quản lý vận hành.

Trong khi đó, để hoạt động xuất khẩu hàng hóa tiếp tục tăng trưởng với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: Cà phê, chè, sản phẩm từ sắn, và các sản phẩm nông sản chuối, xoài…

Đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển hệ thống lưu thông hàng hóa

Xác định năm 2025, tình hình kinh tế trên thế giới và trong nước sẽ còn nhiều khó khăn thách thức do các yếu tố địa chính trị và diễn biến thời tiết có nhiều bất thường, tuy nhiên, một trong những nhiệm vụ mục tiêu mà ngành Công Thương Sơn La đặt ra đó là tiếp tục tăng cường quản lý cơ sở hạ tầng thương mại, đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.

Công nghiệp chế biến tiếp tục tạo đà cho xuất khẩu nông sản của Sơn La. Ảnh: HT

Phát triển đa dạng thị trường thương mại, tập trung các hoạt động hỗ trợ thương mại điện tử; đổi mới và tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ; phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất kinh doanh về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Ông Nguyễn Văn Bắc khẳng định: Năm 2025, ngành Công Thương Sơn La tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh có tiềm năng, lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng…; tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, bảo quản các sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu. Đặc biệt, chúng tôi sẽ ưu tiên phát triển hệ thống lưu thông, phân phối, hỗ trợ đầu ra cho sản xuất.

Đồng thời, thực hiện rà soát, quản lý chặt chẽ hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các thành viên trong Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Để thực hiện và làm tốt các nhiệm vụ trên, Sở Công Thương sẽ tiếp tục tham mưu với UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch lĩnh vực công thương. Thường xuyên rà soát, cập nhật, đề xuất bổ sung danh mục thu hút đầu tư hàng năm và giai đoạn 2021-2025; thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp; công nghiệp chế biến nông sản tập trung quy mô lớn, công nghiệp sạch; tiếp tục thu hút các dự án công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các trung tâm logistics tại khu vực Mai Sơn - thành phố, Mộc Châu - Vân Hồ và Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập. Khuyến khích các nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như điện gió, điện sinh khối, điện tích năng…

Tiếp tục rà soát văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách, các văn bản quản lý các cấp, kịp thời sửa đổi bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với tình hình thực tế địa phương…

Sản phẩm nông sản của Sơn La được giới thiệu, trưng bày tại BigC Thăng Long. Ảnh: CT

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng doanh nghiệp, doanh nhân để đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích hỗ trợ sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp thương mại. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí;

Huy động các nguồn vốn, lồng ghép các chương trình dự án; tăng cường nguồn lực, tiếp tục thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương, khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân phát huy lòng tự tôn, yêu nước, linh hoạt sáng tạo, khai thác cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, của các hiệp định thương mại tự do đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển bứt phá thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Phát triển thương mại điện tử. Tăng cường quảng bá, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm nội địa. Lựa chọn một số mặt hàng tiềm năng để thiết kế và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại riêng cho những mặt hàng này vào các thị trường. Tiếp tục thu hút đầu tư các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc sản của Sơn La, các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sơn La

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đảm bảo an ninh trật tự, kinh doanh hàng hoá dịp cuối năm

Công ty Thủy điện Sông Bung chúc mừng 80 năm ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Thanh Hóa: Kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ, 30 năm thành lập TP. Thanh Hóa

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Cần Thơ: Giao 17 tỷ đồng đầu tư công trung hạn cho bệnh viện tim mạch

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Bắc Giang: Sớm đưa khu công nghiệp được đầu tư gần 3,8 nghìn tỷ đồng vào hoạt động