Chủ nhật 24/11/2024 04:38

Thương mại điện tử: Giải bài toán giá và dịch vụ logistics

Bên cạnh những đóng góp không nhỏ của thương mại điện tử vào tăng trưởng kinh tế, vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức đặt ra.

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số(Bộ Công Thương) – nhằm làm rõ hơn vấn đề này.

Ông dự báo như thế nào về tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử tại Việt Nam thời gian tới?

Dịch Covid-19 được đánh giá là "chất xúc tác" thúc đẩy tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam. Cụ thể, theo số liệu công bố của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu thương mại điện tử bán lẻ của năm 2020 - 2021 đạt 17%/năm, đạt tổng doanh thu 13,7 tỷ USD và chiếm 7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2021.

Ước tính, giá trị mua sắm trung bình của mỗi người tiêu dùng trực tuyến đạt 270 USD, tỷ lệ người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến tăng từ 77% năm 2019 lên 88% năm 2020. Giai đoạn dịch bệnh đã góp phần tạo thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, đặc biệt ở những thành phố lớn.

Ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương)

Cùng với đó, các chính sách, văn bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề liên quan trực tiếp đến thương mại điện tử bắt đầu có hiệu lực và được triển khai đã thúc đẩy cho tăng trưởng thương mại điện tử như Nghị định số 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP; Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025...

Dự báo, trong thời gian tới, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, đời sống bình thường trở lại, thương mại điện tử sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Các tổ chức quốc tế uy tín cũng đưa ra dự báo tích cực đối với tình hình thương mại điện tử Việt Nam. Cụ thể, Google và Temasek dự báo, giai đoạn 2021 - 2025, kinh tế internet Việt Nam (bao gồm thương mại điện tử vận tải, thực phẩm, du lịch trực tuyến và nội dung nghe nhìn trực tuyến) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 29%/năm.

Trước những tín hiệu lạc quan của thương mại điện tử ông có thể nói rõ hơn về những thành quả và thách thức mà thương mại điện tử đang gặp phải?

Sự bứt tốc của thương mại điện tử có thể thấy rõ qua thống kê của một số sàn giao dịch thương mại điện tử. Quý II, III/2021, số lượng người bán trên sàn tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, có tới 40% người bán hàng mới trên nền tảng đến từ khu vực phi thành thị. Trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường thương mại điện tử ghi nhận có gần 8.000 hộ nông dân, 15.600 nông sản tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử , tăng khoảng 200% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số lượng nhà bán hàng mới đến từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lần lượt là 29% và 31%.

Bên cạnh đó, thương mại điện tử hiện cũng phải đối diện với nhiều thách thức, điển hình là cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ logistics. Làm sao để đảm bảo bài toán hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, đáp ứng chất lượng với chi phí thấp và mang đến những trải nghiệm hài lòng cho người tiêu dùng là thách thức lớn đối với doanh nghiệp hoạt động trong thương mại điện tử . Ngoài ra, hệ thống logistics hiệu quả cũng sẽ là "chìa khóa" tăng trải nghiệm mua sắm thương mại điện tử của khách hàng.

Chất lượng dịch vụ logistics là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp

Một thách thức lớn khác trong môi trường thương mại điện tử là vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong thương mại điện tử , đặc biệt đối với tình trạng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên website thương mại điện tử đang gặp nhiều khó khăn, bất cập và cần nhiều giải pháp toàn diện hơn.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thương mại điện tử ngày càng phát triển, Cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai những giải pháp nào, thưa ông?

Để triển khai một số giải pháp, nhằm nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử , thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường thực hiện đào tạo cho cán bộ lực lượng quản lý thị trường (10 lớp kiểm soát viên chính của Tổng cục Quản lý thị trường với khoảng hơn 1.000 cán bộ của lực lượng quản lý thị trường).

Ngoài ra, Cục đã phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng bộ tài liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử ; phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra và lực lượng quản lý thị trường trong việc cung cấp thông tin xử lý vi phạm đối với hơn 250 webiste/ứng dụng trong năm 2021.

Bên cạnh đó, Cục đã tham gia công tác xây dựng đề án "Chống hàng giả trong thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025" do Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì. Đặc biệt, Cục đã cử cán bộ tham gia các hoạt động như: Kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng hóa của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Nga (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tin cùng chuyên mục

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn