Thứ tư 06/11/2024 06:24

Thương mại điện tử đang tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ

Doanh nghiệp đang lạc quan với việc kinh doanh trên thương mại điện tử, bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa ổn định và còn nhiều thách thức.

Theo báo cáo “Chỉ số niềm tin trong kinh doanh thương mại điện tử” trong quý I/2022 của Tập đoàn Lazada, phần lớn nhà bán hàng trực tuyến tại Đông Nam Á thể hiện niềm tin mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh doanh của họ, với 77% tổng số doanh nghiệp kỳ vọng doanh số bán hàng của họ sẽ tăng hơn 10% trong quý tới.

Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế trong khu vực, và sự tháo gỡ các rào cản trong thương mại, giao vận, các nhà bán hàng đang trở nên lạc quan hơn, với 75% tổng số nhà bán hàng trên nền tảng số tin rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt hơn trong quý tiếp theo.

Để đáp ứng nhu cầu mua bán trực tuyến dự kiến tăng trưởng trong quý tiếp theo, 74% nhà bán hàng cho biết họ sẽ tăng tổng lượng hàng hóa dự trữ ít nhất lên 10% trong giai đoạn ba tháng tới, đồng thời 47% khẳng định họ sẽ cải thiện nguồn nhân lực của mình. Những đầu tư này càng khẳng định thêm sự tin tưởng của nhà bán hàng vào khả năng tăng trưởng kinh doanh trên thương mại điện tử.

Được thực hiện vào quý đầu năm 2022 với sự tham gia của 766 nhà bán hàng trực tuyến từ khắp Đông Nam Á, báo cáo “Chỉ số niềm tin trong kinh doanh thương mại điện tử - DCCI” cho thấy niềm tin tăng trưởng của nhà bán hàng được thể hiện trong đa dạng ngành hàng. Đặc biệt, ngành hàng bách hóa (81%), thời trang (78%) và hàng tiêu dùng nhanh (76%) là ba ngành được kỳ vọng nhiều nhất.

Xu hướng tương tự cũng được tìm thấy trong “Khảo sát hành vi tiêu dùng trực tuyến khu vực Đông Nam Á” của Lazada, theo đó, ngành hàng thời trang, ngành hàng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp là những ngành có lượng giao dịch được dự đoán tăng trưởng mạnh nhất trong tương lai.

Khảo sát về hành vi tiêu dùng cũng cho thấy những sản phẩm có giá cả cạnh tranh, chi phí giao hàng thấp và sự thuận tiện khi mua hàng sẽ thường được người tiêu dùng số ưa chuộng. Đáng chú ý, các doanh nghiệp và nhà bán hàng cũng đang đầu tư để cải thiện những điểm này nhằm thu hút nhiều người dùng mua hàng trực tuyến hơn, cũng như đưa ra những sản phẩm với mức giá cạnh tranh hơn.

Từ khảo sát trên, các chuyên gia cho rằng, trong quý II/2022, thương mại điện tử sẽ tiếp tục trở thành động lực tăng trưởng thúc đẩy toàn ngành bán lẻ tăng trưởng.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Thấy gì đằng sau mức giá 'rẻ bất ngờ' của sàn thương mại điện tử Temu?

Bị nghi ngờ chất lượng sản phẩm, Temu khó chiếm lĩnh thị trường dù hạ giá ‘sập sàn’

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Kiểm soát chặt nguồn gốc và chất lượng hàng hoá trên sàn thương mại điện tử Temu

Trước sức ép hàng giá rẻ từ Temu, doanh nghiệp Việt làm gì để giữ 'sân nhà'?

Luật sư Nguyễn Hoài Sơn:Xử lý sàn thương mại điện tử Temu sai phạm thế nào?

Nhiều quốc gia 'mạnh tay' với sàn thương mại điện tử Temu

Ngày 6/11, sẽ diễn ra Diễn đàn ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số năm 2024

Thành phố Hà Nội: Đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp

Bộ Công Thương yêu cầu sàn thương mại điện tử Temu tuân thủ pháp luật Việt Nam

SPX hỗ trợ nhà bán hàng bứt phá trong mùa sale cuối năm

Sàn Temu bán hàng giá rẻ, đại biểu Quốc hội khuyến cáo

Cộng đồng mạng đánh giá về Temu: Giá không rẻ, hoài nghi chất lượng

Sắp diễn ra 'Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2024'

9 tháng người tiêu dùng Việt Nam chi 8,9 tỷ USD mua hàng trên sàn thương mại điện tử

Công ty YouNet ECI nêu 3 tác động của Temu vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Ngày 24/10, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản chính thức gửi Bộ Công Thương

Lo ngại cạnh tranh không lành mạnh trên sàn thương mại điện tử, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nhiều giải pháp

Thương mại điện tử Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục đột phá mạnh mẽ

Bộ Công Thương: Rà soát hàng hoá giá rẻ lưu thông qua kênh thương mại điện tử