Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Xác lập vị thế mới

Giá trị Thương hiệu Quốc gia (THQG) Việt Nam tăng trưởng ngày một nhanh và nằm trong top các thương hiệu mạnh trên thế giới. Vị thế này còn có triển vọng tăng trưởng mạnh hơn nữa khi các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực đang được Việt Nam nỗ lực tận dụng triệt để.

Hỗ trợ nhỏ, hiệu quả lớn

THQG Việt Nam - chương trình duy nhất của Chính phủ giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện - nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, THQG thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) phát triển thương hiệu sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam; nâng cao vị thế và giá trị gia tăng trong từng ngành hàng, lĩnh vực của nền kinh tế.

Chương trình THQG Việt Nam dựa trên các tiêu chí: Chất lượng - đổi mới, sáng tạo - năng lực tiên phong, hướng đến mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước, con người Việt Nam; góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Xác lập vị thế mới

Sau nhiều năm, với vai trò là đơn vị trực tiếp thực hiện, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động. Theo đó, định kỳ 2 năm/lần, Cục XTTM tổ chức Lễ công bố các DN có sản phẩm đạt THQG. Hoạt động này nhằm khuyến khích cộng đồng DN tiếp tục chia sẻ, theo đuổi các giá trị của chương trình để không ngừng sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển DN. Qua 7 kỳ tổ chức, đã có 499 lượt DN có sản phẩm đạt THQG. Thông qua chương trình, DN có sản phẩm đạt THQG đã được hỗ trợ quảng bá, tham gia các hội chợ, triển lãm quy mô lớn và uy tín ở trong nước theo định hướng xuất khẩu; hỗ trợ quảng bá, phát triển thương hiệu qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo cũng như những sự kiện trong khuôn khổ chương trình.

Cục XTTM cũng đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ DN quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN như: Tập huấn về quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, triển khai các hình thức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đạt THQG trên phương tiện truyền thông số. Theo ghi nhận từ cộng đồng DN, sự hỗ trợ từ chương trình tuy không lớn nhưng tạo nền tảng căn bản cho DN nhận thức đầy đủ và xây dựng, phát huy vai trò của thương hiệu trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển. Số lượng DN được công nhận có sản phẩm đạt THQG tăng đều qua các giai đoạn, từ 30 DN năm 2008, đến năm 2020 đã có DN với 283 sản phẩm được công nhận; trong đó, nhiều thương hiệu đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới. Những DN mang THQG như Vissan, Vinamilk, Cholimex, Điện Quang, NutiFood, Lộc Trời, Sunhouse, Việt Tiến, Thaco… không chỉ khẳng định được tên tuổi ở nội địa những năm qua mà còn vươn xa ngoài lãnh thổ Việt Nam. Các sản phẩm sữa tươi, sữa organic của Vinamilk đã xuất khẩu rộng rãi tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Thành công của Chương trình THQG còn được thể hiện rõ nét qua hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN đạt THQG. Số liệu báo cáo của 124 DN có sản phẩm đạt THQG trong kỳ xét chọn lần thứ 7/2020, cho thấy: Tổng doanh thu năm 2019 của các DN này trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 137 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 200 nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 471 nghìn lao động.

Bên cạnh chương trình THQG, Cục XTTM cũng đã triển khai Chương trình Thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam nhằm hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng, DN trong lĩnh vực nông sản xây dựng một hình ảnh chung; tăng cường nhận thức và công nhận ở quy mô quốc tế về giá trị của thực phẩm Việt Nam. Theo đó, Cục XTTM đã quảng bá hình ảnh thương hiệu thực phẩm Việt Nam tại các hội chợ, triển lãm, sự kiện XTTM lớn trong và ngoài nước; tổ chức hội nghị quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam. Các hoạt động đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thực phẩm, tăng cường công tác XTTM và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam ra thị trường thế giới.

Xây dựng định hướng chiến lược phát triển bài bản

Nhờ tác động tích cực của Chương trình THQG, trong 4 năm qua, giá trị THQG của Việt Nam liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020, Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị THQG nhanh nhất thế giới (tăng 29% so với năm 2019, đạt trị giá 319 tỷ USD). Nhờ đó, giá trị THQG của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong top 100 THQG giá trị nhất thế giới. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng.

Tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2021, ông Samir Dixit - Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương - nhận xét: Những nỗ lực trong thời gian qua của Chương trình THQG Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng chung của kinh tế Việt Nam, danh tiếng và hình ảnh quốc gia Việt Nam cũng như góp phần vào gia tăng xếp hạng về quyền lực mềm của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đặc biệt, hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có hiệu lực đang được cộng đồng DN nỗ lực tận dụng được nhận định là động lực xác lập vị thế mới cho THQG Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ có một vị trí rất đặc biệt bởi các hiệp định thương mại tự do thực sự nâng cao vị thế của Việt Nam trong khối ASEAN, khu vực cũng như trên trường quốc tế, tạo cơ hội để DN mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tuy vậy, việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cũng tạo không ít thách thức. Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục XTTM - cho rằng: Để tận dụng tốt những cơ hội, trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các quốc gia, DN ngày càng gay gắt, cần nhìn nhận rõ hạn chế về phát triển THQG, thương hiệu DN, thương hiệu sản phẩm. Các DN cần nỗ lực, quyết tâm, sáng tạo để nhanh chóng xây dựng và phát triển mạnh mẽ THQG Việt Nam. Bên cạnh đó, DN cần xây dựng định hướng chiến lược phát huy sức mạnh của THQG bài bản, dài hạn, đặc biệt trong kỷ nguyên số; ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển khoa học - công nghệ. Ông Vũ Bá Phú cũng khẳng định, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp có hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng DN, trong đó, có DN THQG Việt Nam tham gia tích cực hơn nữa trong xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam, góp phần tăng cường những lợi ích mà vị thế mới, giá trị mới của THQG mang lại.

Ông SAMIR DIXIT - Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á – Thái Bình Dương: Việt Nam được đánh giá là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về THQG và những kết quả về kinh tế - xã hội đã đạt được trong năm qua.

Việt Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày thương hiệu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Lượng tồn kho tăng trở lại, giá cà phê xuất khẩu giảm mạnh

Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Cách nào gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra vào EU?

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Doanh nghiệp lúa gạo làm gì để chào giá xuất khẩu có lợi?

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Giá cà phê xuất khẩu suy yếu, dự báo tăng trở lại sau 2 tuần

Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Tăng cường kết nối giao thương khu vực Bắc Trung Bộ

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Ngày 16/5, Bộ Công Thương công bố "Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2023"

Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Xuất khẩu tuần 6/5-12/5: Xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng; vải thiều Thanh Hà sẽ đưa sang Australia bằng máy bay

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

Doanh nghiệp xuất khẩu tiếp đà bứt phá

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu sầu riêng thu về trên nửa tỷ USD

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

"Tín hiệu sáng" cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Giá cà phê xuất khẩu diễn biến trái chiều, cà phê Robusta giằng co

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Gia tăng lô sầu riêng xuất khẩu bị cảnh báo: 4 nguyên nhân chính

Xem thêm