Thứ hai 16/12/2024 16:54

Thuốc lá gây nghiện cho bạn như thế nào?

Nghiện thuốc lá là một vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt nam với 56,1% nam giới hút thuốc lá. Nghiện thực thể, tâm lý và hành vi là ba thành tố cấu thành nên nghiện thuốc lá. Vậy lý do gì khiến việc từ bỏ hút thuốc lại như một cơn ác mộng đối với rất nhiều người? Vô cùng đơn giản, chính chất nicotine trong thuốc lá.

Nicotine là một loại chất được tìm thấy trong cây thuốc lá tự nhiên và có khả năng gây nghiện tương tự heroin hoặc cocaine. Theo thời gian, người hút sẽ trở nên phụ thuộc cả thể chất lẫn tinh thần vào điếu thuốc vì họ đã thực sự nghiện chất nicotine. Điều này khiến việc bỏ thuốc trở nên gian truân hơn và tăng khả năng tái nghiện sau khi đã cai thành công. Các nghiên cứu về vấn đề gây nghiện chết người của thuốc lá đã cho thấy để có thể từ bỏ hẳn việc hút thuốc, người hút phải đương đầu với những phản kháng của thể chất lẫn tinh thần trong việc cưỡng lại cảm giác thèm nicotine.

Nếu bạn là người hút thuốc, bạn sẽ có thể có được nhận thức về lý do tại sao bạn không bỏ thuốc được. Nếu bạn đang cố gắng để bỏ thuốc lá, hãy xem xét những nguyên nhân trên và tìm ra một phương pháp thay thế giúp bạn có thể bỏ được thuốc lá.

Sự “trói buộc” của nicotine

Khi bạn hít phải khói thuốc, nicotine sẽ đi sâu vào trong phổi. Từ đó máu sẽ hấp thụ rất nhanh chất gây nghiện này, cùng carbon monoxide và một số độc tố khác, rồi mang chúng đi phân phối khắp cơ thể bạn. Trên thực tế, chất nicotine có trong thuốc lá tiếp cận não bộ nhanh hơn so với các loại thuốc tiêm vào cơ thể qua tĩnh mạch.

Nicotine gây ảnh hưởng lên rất nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm não bộ, hệ tim mạch hormone và sự chuyển hoá các chất của cơ thể. Đối với người hút thuốc là nữ giới, nicotine còn được tìm thấy trong sữa mẹ và chất nhầy trong cổ tử cung. Ảnh hưởng nghiêm trọng của thuốc lá trong giai đoạn mang thai cũng đã được chứng minh, nicotine hoàn toàn có thể xuyên qua nhau thai và được tìm thấy trong nước ối cũng như bên trong máu dây rốn của trẻ sơ sinh.

Các nhân tố khác cũng làm ảnh hưởng đến khoảng thời gian cơ thể bạn cai nghiện nicotine và các sản phẩm phụ của nicotine. Hầu hết người hút thuốc lá không thể loại bỏ hoàn toàn nicotine cũng như phụ phẩm của nó trong cơ thể (Chẳng hạn như cotinine) kể cả khi đã ngừng hút thuốc.

Nicotine tạo cảm giác dễ chịu và thổi bay cảm giác căng thẳng. Chính sự kì diệu này đã thôi thúc người hút muốn châm thêm một điếu nữa, rồi lại điếu nữa. Ngoài ra, nicotine còn hoạt động như một loại thuốc ức chế bằng cách gây cản trở sự trao đổi thông tin giữa các tế bào thần kinh để rồi khi hệ thần kinh đã quen với sự có mặt của “vị khách nicotine”, “chủ nhà” sẽ luyến lưu mà muốn mời họ sang chơi mãi. Chính điều này vô tình đã làm gia tăng lượng nicotine có trong máu của người hút.

Theo thời gian, người hút bắt đầu lờn nicotine. Do đó, họ cần phải tiếp nhận lượng nicotine nhiều hơn so với liều lượng cũ trước đó. Khi dứt một điếu thuốc, nồng độ nicotine trong cơ thể bắt đầu giảm dần. Cảm giác dễ chịu qua đi khiến người hút thuốc lại tìm về cảm giác hưng phấn bằng cách đốt thuốc. Nếu cơn thèm thuốc không được thỏa mãn, họ sẽ trở nên bức bối và cáu kỉnh. Ban đầu, việc này chưa dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng khi cai thuốc nhưng dần dần, họ sẽ cảm thấy khó chịu thấy rõ cho đến khi khói thuốc cùng sự quen thuộc của nicotine xua tan đi những phiền muộn và cảm giác khó chịu, họ đã hoàn toàn bị khuất phục bởi điếu thuốc nhỏ nhắn và chấp nhận lệ thuộc vào nó thêm một lần nữa.

Thể hiện sự trưởng thành

Nhiều thanh thiếu niên hút thuốc lá để thể hiện sự trưởng thành, để cho mọi người thấy rằng mình đã giống người lớn và không bị xem là trẻ con hoặc xem đó là hình thức nổi loạn chống lại áp lực của phụ huynh. Một điều đã được chứng minh là nếu cha mẹ hút thuốc thì con cái sau này có xu hướng hút thuốc cao hơn hẳn so với trẻ em có cha mẹ không hút thuốc.

Áp lực tâm lý

Người lớn thường hút thuốc vì các lý do khác nhau. Họ có thể có những vấn đề cá nhân hoặc tài chính gây áp lực cho họ, họ chọn hút thuốc để tìm kiếm lối thoát tạm thời và làm tê liệt cảm xúc. Nhiều người hút thuốc nói rằng thuốc lá gần như là một cái nạng để dựa vào trong những lúc khó khăn.

Các cảm xúc khi bị căng thẳng cũng là một lý do. Ví dụ như cô đơn thường là lý do để người ta châm thuốc. Bạn không bao giờ cô đơn khi bạn có một người “bạn” nhỏ bên mình, một sự thoải mái ngay khi bạn châm thuốc. Một số người hút thuốc thậm chí còn nói rằng hành động kéo một điếu thuốc mang lại cho họ một cảm giác thoải mái giống như một đứa trẻ đang mút tay.

Những người khác nói rằng họ tự “thưởng” cho mình một điếu thuốc. Bất cứ khi nào họ hoàn thành một nhiệm vụ, một điếu thuốc có thể giống như một cái vỗ vai khích lệ cho một công việc vừa được thực hiện. Những điếu thuốc đầu tiên trong ngày có thể là một cách để giảm bớt áp lực hàng ngày, trong khi những người hút thuốc trước khi đi ngủ như tự thưởng cho sự hoàn thành công việc.

Có những người thậm chí có thể hút thuốc để kiểm soát cân nặng của mình. Tính trung bình, người hút thuốc có thể giảm 3 kg so với những người không hút thuốc. Hút thuốc làm giảm sự thèm ăn và làm giảm vị giác và khứu giác.

Hút thuốc lá gây trở ngại cho những người uống thuốc để chữa một số bệnh tâm thần, chẳng hạn như tâm thần phân liệt và trầm cảm. Nó ảnh hưởng đến liều lượng của thuốc, một số loại thuốc có thể cần phải được tăng lên, một số có thể cần phải được giảm xuống và tác dụng những loại thuốc bị thay đổi hoặc mất đi tác dụng.

Ngày càng có nhiều nơi công cộng không cho hút thuốc lá, do đó, có rất ít nơi người hút thuốc cảm thấy thoải mái. Hút thuốc cũng làm ảnh hưởng đến hình dáng bên ngoài của một người, chẳng hạn như vàng các ngón tay và răng, và nó ám mùi vào quần áo và mùi tóc. Sự kỳ thị này ảnh hưởng đến cách mà xã hội nhìn nhận người hút thuốc, và cách mà người hút nhìn nhận chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam

Thanh lọc cơ thể để tươi mát tận hưởng không khí cuối năm bất chấp công việc bộn bề

Vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì ở TP. Vũng Tàu: Mẫu thức ăn có vi khuẩn Salmonella, E.coli

Nóng trong người khi làm ngày và tăng ca đêm cuối năm: Làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể?

Vụ hơn 300 người ngộ độc nghi do bánh mì ở Vũng Tàu: Một nạn nhân tử vong

Thừa Thiên Huế: kỷ lục về thời gian ca ghép tim xuyên Việt

Công bằng, bình đẳng tiếp cận dịch vụ phòng chống HIV/AIDS

Cách giảm stress trước áp lực công việc, chi tiêu cuối năm

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh