Chủ nhật 22/12/2024 19:09

Thuế carbon của EU có thể tác động tiêu cực đến các quốc gia châu Á

Các tiểu vùng của châu Á có tỷ trọng hàng xuất khẩu thâm dụng carbon sang châu Âu lớn hơn, nhất là Trung và Tây Á...

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của châu Âu sẽ ảnh hưởng nhẹ đến kim ngạch xuất khẩu của châu Á nói riêng, cũng như kim ngạch xuất khẩu toàn cầu nói chung sang EU.

Đây là thông tin được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chia sẻ trong Báo cáo Hội nhập Kinh tế châu Á (AEIR) 2024, công bố ngày 26/2.

Theo ADB, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu, dự kiến có hiệu lực vào năm 2026, sẽ áp phí nhập khẩu đối với các sản phẩm như thép, xi măng và điện, dựa trên lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất chúng.

Các khoản phí này nhằm mục đích hạn chế “rò rỉ carbon”, là kết quả của việc những đối tượng gây ô nhiễm chuyển sản xuất từ ​​các quốc gia có quy định nghiêm ngặt hoặc giá carbon cao sang những quốc gia có quy định ít nghiêm ngặt hơn hoặc giá thấp hơn.

Tuy nhiên, mô hình thống kê cho thấy CBAM có khả năng làm giảm khoảng 0,4% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tới EU và khoảng 1,1% xuất khẩu của châu Á sang EU, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng của một số nhà sản xuất trong EU.

Các tiểu vùng của châu Á có tỷ trọng hàng xuất khẩu thâm dụng carbon sang châu Âu lớn hơn, nhất là Trung và Tây Á, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn bởi cơ chế CBAM và hệ thống mua bán khí thải của EU. Theo báo cáo, với những tác động phân phối dự kiến, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, cần có các cơ chế khuyến khích phù hợp để thúc đẩy áp dụng rộng rãi việc định giá carbon.

Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Bản chất phân tán của những sáng kiến định giá carbon theo các lĩnh vực và vùng miền, bao gồm cả CBAM, chỉ có thể hạn chế một phần rò rỉ carbon. Để giảm đáng kể lượng khí thải carbon trên toàn cầu, đồng thời bảo đảm những nỗ lực về khí hậu có hiệu quả và bền vững hơn, các sáng kiến định giá carbon cần được mở rộng sang các khu vực khác ngoài EU, đặc biệt là châu Á.”

Báo cáo của ADB cũng khuyến nghị các biện pháp khử carbon trong thương mại quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Một trong số những khuyến nghị là việc thực hiện các chính sách mục tiêu nhằm khuyến khích mua bán các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với khí hậu; hỗ trợ các quy định và tiêu chuẩn môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ xanh; và hỗ trợ các chính phủ và tổ chức quốc tế thúc đẩy đầu tư và cơ sở hạ tầng xanh.

Báo cáo tiếp tục kêu gọi hợp tác toàn cầu để xây dựng các khuôn khổ kế toán được chấp nhận rộng rãi nhằm có thể theo dõi lượng khí thải trong các sản phẩm và dịch vụ một cách hiệu quả.

Trong số những kết luận quan trọng khác, Báo cáo AEIR 2024 cho thấy bất chấp những lo ngại về nguy cơ phân tán toàn cầu, các chuỗi giá trị toàn cầu ở châu Á đã phục hồi tốt sau đại dịch Covid-19. Báo cáo không nhận thấy dấu hiệu rõ ràng nào trong việc “chuyển về nước” đang thu hút sự chú ý ở châu Á hoặc trên toàn cầu.

Theo baodautu.vn
Bài viết cùng chủ đề: chính sách thuế carbon

Tin cùng chuyên mục

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất

Nhà máy xử lý rác thải '4 không’ đầu tiên tại Việt Nam được khánh thành