Chủ nhật 29/12/2024 18:47

Thực phẩm chức năng: Cần hiểu đúng, dùng đúng

Ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) - chia sẽ điều này tại Hội thảo “Bảo vệ người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chức năng” do Báo Lao động phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo 389, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế tổ chức sáng nay (29/12), tại Hà Nội.  

Thực phẩm chức năng giả được đựng trong các túi nilon.

Thiếu định nghĩa chính xác và thống nhất về thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng (TPCN) đưa vào Việt Nam từ năm 2000, lúc đó một số công ty chủ yếu kinh doanh, nhập khẩu với tên gọi Thực phẩm Thuốc và sản phẩm này nhanh chóng phát triển sôi động tại thị trường Việt Nam. Đến năm 2015, Việt Nam đã có hơn 3.000 cơ sở sản xuất và kinh doanh nhóm TPCN, bao gồm cả thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tỷ lệ sản phẩm sản xuất trong nước chiếm hơn 60%, nhập khẩu hơn 30%. Theo khảo sát của Hiệp hội TPCN Việt Nam, số người sử dụng TPCN hiện nay tại TP. Hà Nội là khoảng 63% người trưởng thành, tại TP. Hồ Chí Minh là khoảng 43% người trưởng thành. Con số này ở Nhật Bản đạt khoảng 80% và ở Mỹ là 60%.

Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã chỉ ra những vi phạm khá phổ biến như: sản xuất, kinh doanh TPCN không đúng chất lượng đã công bố; quảng cáo TPCN sai sự thật; cường điệu hóa, thần thánh hóa công dụng của TPCN. Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan tới sản xuất, kinh doanh TPCN giả, kém chất lượng, điển hình như vụ thu giữ 20 tấn TPCN giả, có nhiều thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố tại TP.Hà Nội và thu giữ 12 tấn TPCN giả, không rõ nguồn gốc tại quận 7, TP.Hồ Chí Minh….

Phần lớn các mặt hàng TPCN làm giả, kém chất lượng đều được nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Về đến Việt Nam được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ của các hãng nổi tiếng và mang đi tiêu thụ. Thậm chí, những sản phẩm làm giả này được bán ra thị trường với giá cao hơn hàng thật. Các vi phạm khá đa dạng: Giả mạo về thành phần, chất lượng không đạt tiêu chuẩn đã đăng ký/công bố, ghi nhãn sai và giả mạo bao bì, xâm phạm sở hữu hàng hóa….

TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế phát biểu tại hội thảo

Theo nhận định của PGS.TS Lê Văn Truyền: Mặc dù thị trường TPCN bùng nổ trên thế giới, khái niệm về TPCN đang còn rất mơ hồ do thiếu sự thống nhất rõ ràng về định nghĩa. Sự thiếu định nghĩa chính xác, thống nhất và quy chế quản lý khác nhau, thiếu sự hòa hợp giữa các quốc gia chính là những yếu tố góp phần làm cho thị trường TPCN rối loạn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà hệ thống thể chế còn chưa hoàn chỉnh, năng lực của các cơ quan thực thi còn hạn chế, quy mô của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, không đủ năng lực về khoa học và công nghệ, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thấp. Tình hình này có thể thấy rõ ở Việt Nam, theo một số đánh giá, khoảng 50% sản phẩm TPCN được kiểm tra trên thị trường có vi phạm về chất lượng với những hình thức rất tinh vi….

Cần sự vào cuộc của cả cộng đồng

Nói về thực trạng TPCN giả, nhái, kém chất lượng ông Trần Hùng - Phó Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 cho biết: Tình trạng sản xuất TPCN giả (giả về chất lượng, giả về thương hiệu và giả về nguồn gốc, xuất xứ) đang khá phổ biến. Trong đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, liên quan đến dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ 15/7 đến 15/10/2015 cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử lý 3.823 vụ việc vi phạm liên quan đến dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN; thu nộp ngân sách hơn 22 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tang vật tiêu hủy gần 20 tỷ đồng, khởi tố 4 vụ án hình sự với 5 đối tượng. Hiện nay, tình trạng sản xuất, buôn bán TPCN giả ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi hơn. Để tạo đột phá trong công tác đấu tranh chống hàng giả hàng nhái nói chung và thực hiện công điện 90 về lĩnh vực TPCN, dược phẩm, mỹ phẩm nói riêng, ông Trần Hùng cho rằng, nhất định phải có sự chung tay vào cuộc không chỉ của các cấp, các ngành, cơ quan chức năng mà còn phải vận động sự tham gia phối hợp của các hiệp hội, quần chúng nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và cơ quan truyền thông báo chí.

Để phát hiện TPCN giả, nhái, mới đây Cổng thông tin Chinhphu.vn đã cho ra đời Hệ thống Xác thực Vtrue - một công cụ tra cứu nguồn gốc, xuất xứ, sản phẩm rất hữu ích. Chỉ bằng một con tem nhỏ dán trên sản phẩm, người tiêu dùng có thể dễ dàng phát hiện ra TPCN giả nhái…

Ông Nguyễn Phú Cường - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) - chia sẻ lực lượng chức năng dù có ra quân mạnh thế nào cũng không thể giải quyết triệt để được vấn đề này nếu như nhận thức của xã hội, của cộng đồng không đúng, không đầy đủ và không chính xác về TPCN. Cần đẩy mạnh truyền thông để người tiêu dùng hiểu đúng, dùng đúng sản phẩm TPCN.

Từ 1/1/2015 đến 16/12/2015, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thực hiện thanh tra, phát hiện vi phạm và xử lý 251 cơ sở sản xuất vi phạm về TPCN với tổng số tiền phạt là hơn 4,5 tỷ đồng. Trong đó, xử lý 201 cơ sở vi phạm về quảng cáo với tổng số tiền phạt hơn 3,5 tỷ đồng, thu hồi 74 giấy phép lưu hành sản phẩm, 8 giấy xác nhận nội dung quảng cáo, 2 giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm....
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Thực phẩm chức năng

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tiếp tục quản lý chặt hoạt động bán hàng đa cấp

Bộ Công Thương nỗ lực đàm phán cạnh tranh trong các FTA

Doanh nghiệp Việt cần nâng cao nhận thức về hành vi hạn chế cạnh tranh

Vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, 3 doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 315 triệu đồng

Giám sát chương trình triệu hồi hơn 40 xe Honda Gold Wing GL1800 lỗi kỹ thuật

Audi Việt Nam triệu hồi 316 xe Audi Q5 vì lỗi túi khí trên vô lăng

Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt 600 triệu đồng vì quảng cáo ‘lố’

Đa cấp Sen Việt Group chấm dứt hoạt động, rút tiền ký quỹ

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Giám sát chương trình triệu hồi gần 2.700 xe Honda CR-V e:HEV RS để thay thế bơm nhiên liệu cao áp

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường

Người tiêu dùng Việt sẽ tăng chi tiêu trong năm 2025?

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Cục An toàn thông tin: Người dân thận trọng xác minh website thương mại điện tử trước khi thanh toán

Xuất hiện tình trạng lừa đảo, mạo danh sàn thương mại điện tử Amazon

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024