Chủ nhật 24/11/2024 18:11

Thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế: Cần sự quyết liệt và đồng bộ

Bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới thời gian gần đây đã có nhiều thay đổi, gây ra những tác động lớn hơn đến khả năng phục hồi của nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp. Để khắc phục điều đó, Chương trình phục hồi kinh tế và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần phải triển khai nhanh hơn, quyết liệt, hiệu quả và đồng bộ hơn.

2 vấn đề cản trở đà phục hồi kinh tế

Phát biểu tại Diễn đàn Chương trình phục hồi phát triển kinh tế 2022-2023: Tăng tốc tiếp sức doanh nghiệp, diễn ra vào sáng ngày 25/3, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh - cho rằng: Trong 2 năm (2020-2021), Việt Nam đã hứng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, khiến nền kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp. Nhưng kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP nhằm thích ứng an toàn với dịch Covid-19 vào tháng 10/2021, nền kinh tế đã bắt đầu bước vào giai đoạn phục hồi. Tăng trưởng GDP quý IV/2021 đạt 5,22%, dự báo quý I/2022, đà phục hồi kinh tế trong nước vẫn được tiếp tục duy trì.

Các diễn giả tham gia diễn đàn

Tuy nhiên, theo ông Võ Trí Thành, đà phục hồi kinh tế của Việt Nam đang “vấp” phải 2 vấn đề. Thứ nhất, phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới đang chững lại. Cụ thể, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trước đó dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 đạt 4,9%, nhưng tháng 1/2022 con số dự báo mới nhất được IMF đưa ra là 4,4% và được biết, công bố vào tháng 4/2022 tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn được IMF dự báo giảm hơn nữa. Mức giảm này được dự báo trước khi xảy ra xung đột của Nga và Ukraina. Nguyên nhân là do nền phục hồi kinh tế thế giới năm 2021 tăng trưởng cao, ngoài ra nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ điều chỉnh lại chính sách tiền tệ và gói hỗ trợ đã “co” lại, điều đó làm ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi kinh tế thế giới.

Trong khi đó, bất ổn chính trị trên thế giới không chỉ tác động nặng nề đến kinh tế của 2 quốc gia này mà còn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Theo đó, sẽ dẫn đến sự đứt gãy, gián đoạn của chuỗi cung ứng, khiến giá cả tăng mạnh, áp lực lớn lạm phát.” - ông Võ Trí Thành nhận định.

Vấn đề thứ 2 mà Việt Nam “vấp” phải đó là rủi ro về bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát, điều này đã bắt đầu xuất hiện vào năm 2021. Sang năm 2022, khi chúng ta nghiên cứu và triển khai Chương trình phục hồi phát triển kinh tế trong 2 năm (2022-2023), ngoài hỗ trợ về y tế, an sinh xã hội, việc làm, doanh nghiệp, lao động, hợp tác xã, hộ gia đình… thì cũng có thể mang lại những rủi ro như: Lạm phát, thâm hụt ngân sách, nợ công hoặc doanh nghiệp có thể chuyển tiền hỗ trợ vào các kênh đầu tư tài chính...

Theo đó, ngay cả khi chúng ta thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế thật tốt, thì tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 vẫn có thể giảm so với tính toán vào thời điểm đầu năm nay, đồng thời lạm phát cũng rất khó để kiểm soát dưới 4% theo yêu cầu đặt ra.

Chương trình phục hồi kinh tế kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực doanh nghiệp

Cần quyết liệt triển khai Chương trình phục hồi kinh tế

Thừa nhận tình hình kinh tế trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi so với thời điểm Việt Nam ban hành Chương trình phục hồi kinh tế vào gần 3 tháng trước. Tuy nhiên, ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV – cho rằng: Khi xây dựng Chương trình phục hồi kinh tế, đã có tính toán đến các yếu tố bất ổn khác của dịch Covid-19, nên khi thiết kế chương trình thực hiện đã có dự liệu các giải pháp, một trong những giải pháp đó là kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để phù hợp với biến động về vĩ mô.

Cũng theo ông Phan Đức Hiếu, tình hình kinh tế, chính trị thế giới hiện nay cộng với ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã tác động đến giá cả và chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và đe dọa đến bất ổn kinh tế vĩ mô, bối cảnh đó lại càng cho thấy việc thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế có ý nghĩa quan trọng hơn, cấp thiết hơn.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề thực thi Chương trình phục hồi kinh tế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và cần thực hiện tốt các giải pháp hài hòa chính sách tiền tệ. Đặc biệt, việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế nhanh, triển khai các gói hỗ trợ kịp thời cũng tạo cho doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách hỗ trợ thuận lợi, đúng thời điểm.

Trên thực tế, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, Thủ tướng Chính phủ đã vô cùng quyết liệt trong thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế, điều này thể hiện, trong vòng 20 ngày sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thì Chính phủ đã ban hành chương trình chi tiết về phục hồi kinh tế. Và trong vòng 2 tháng vừa qua, Chính phủ 2 lần có công điện khẩn để đôn đốc thực hiện, qua đó thể hiện sự quyết liệt trong thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế, theo đó có một số chính sách thực hiện rất sớm như chính sách VAT.

Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách đã được thực thi sớm thì rất nhiều chính sách hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng và chờ để triển khai. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của khu vực doanh nghiệp. Để Chương trình phục hồi kinh tế mang lại hiệu quả tích cực, bên cạnh sự quyết liệt, linh hoạt, cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, cần có sự thống nhất của các cấp, ngành, địa phương trong triển khai chương trình, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ.

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng