Các nước hỗ trợ thẳng tiền mặt cho dân, chúng ta lại tiếp cận qua chính sách

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong khi các nước hỗ trợ người dân bằng tiền mặt, thì chúng ta lại tiếp cận qua các chính sách.
Chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm đạt tỷ lệ giải ngân thấp ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Ban hành chính sách phải khả thi và đặt mình dưới góc độ người dân, doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 5 giải pháp gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp

Thực hiện Nghị quyết 43 chưa như kỳ vọng vì tâm lý sợ sai

Chiều 25/5, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhất trí với báo cáo của Đoàn giám sát rất đầy đủ, toàn diện, sát thực tiễn. Đồng thời, Bộ trưởng cũng cảm ơn các ý kiến của các đại biểu rất sâu sắc, tâm huyết và xác đáng. Nhiều đại biểu đã cho chúng tôi nhiều bài học quý trong tiếp thu, xử lý, xây dựng chính sách cũng như thực hiện các chính sách sau này.

Nói về Nghị quyết 43, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Nghị quyết được xây dựng trong bối cảnh tình hình kinh tế vô cùng khó khăn, cả kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước. Tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, doanh nghiệp khó khăn, rút lui, giải thể rất lớn, đời sống người lao động vô cùng khó khăn và quan trọng nữa là đứt gãy các chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng… đòi hỏi chúng ta cấp bách phải có một gói chính sách với một quy mô đủ lớn để hỗ trợ cho nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân, lao động nhằm chống đứt gãy, giữ được ổn định, phục hồi dần dần và tăng trưởng trở lại.

“Đó là mục tiêu xuyên suốt của chúng ta trong suốt quá trình xây dựng Nghị quyết 43 và cũng là một việc chúng ta chưa có tiền lệ bao giờ” - Bộ trưởng nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận, thời gian xây dựng chương trình và thực hiện chương trình của chúng ta rất ngắn. Trong khi đó, các chương trình này lần đầu tiên thực hiện với quy mô lớn, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đối tượng và thủ tục đang còn rất phức tạp, rườm rà. Kinh nghiệm, năng lực đang còn hạn chế, phối hợp giữa các cơ quan đang còn bất cập và chưa tốt.

Bên cạnh đó, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm trong thời gian gần đây. Đó cũng là nguyên nhân làm cho các kết quả chúng ta thực hiện một số chính sách còn chậm, một số chính sách chưa hiệu quả, một số chính sách chưa thực hiện được.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, qua thực tiễn và kết quả đạt được như trong báo cáo và các đại biểu nêu cho thấy, đây là một chủ trương rất lớn và đúng đắn của Đảng, Quốc hội và Chính phủ để giải quyết ngay được những vấn đề cấp thiết của nền kinh tế và của đất nước đặt ra, củng cố được niềm tin của người dân đối với Đảng, Quốc hội và Chính phủ. “Kết quả đạt được thì chúng tôi cho rằng, về tổng thể chúng ta đạt được yêu cầu” - Bộ trưởng chỉ rõ,

Điển hình như, kết quả phát triển kinh tế vẫn ổn định, kinh tế vĩ mô, tăng trưởng, lạm phát vẫn kiểm soát được, các cân đối lớn vẫn đảm bảo; việc làm, đời sống cho người dân, cải thiện về hạ tầng giao thông, phát triển doanh nghiệp, giữ được các chuỗi sản xuất ổn định, chuỗi cung ứng dần dần phục hồi như qua kết quả năm 2022, năm 2023 và đầu năm 2024, chúng ta thấy được điều đó.

Kết quả lớn hơn đó là cho chúng ta được một bài học kinh nghiệm hết sức quý để trong các tình huống tương tự gặp phải, bất kể ở trường hợp nào thì phản ứng chính sách phải nhanh, xây dựng chính sách phải tốt và hiệu quả, đi vào cuộc sống, kể cả từ tư duy cho đến tổ chức thực hiện.

Về việc tổ chức thực hiện, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, các ngành, các địa phương hết sức cố gắng và nỗ lực. Chính phủ đã ban hành tổng cộng khoảng 20 nghị định, 1 chỉ thị, 7 công điện, 5 tổ công tác, 26 đoàn công tác, phân công các thành viên Chính phủ phải xuống từng địa phương để giải quyết các ách tắc, vướng mắc, khó khăn của từng dự án đầu tư công cũng như từng dự án thuộc chương trình phục hồi, chưa bao giờ làm quyết liệt như thế và mới có được kết quả. Riêng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có 10 công điện và 20 văn bản hướng dẫn, đôn đốc.

Cần xem xét lại phương thức hỗ trợ

Về danh mục dự án và giải ngân chậm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra, trước hết, danh mục này đã được xây dựng từ chủ trương các gói hỗ trợ các dự án cho đến các nguyên tắc, tiêu chí để lựa chọn các dự án, chúng ta làm rất bài bản.

Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội các nguyên tắc, tiêu chí để lựa chọn kèm theo danh mục, nhưng danh mục khi trình ban đầu để xin chủ trương của Quốc hội là danh mục dự kiến để đảm bảo chúng ta xác định ngay ra được một số vốn cần thiết và phải đảm bảo được thời gian ban hành nghị quyết nên không thể làm ngay được.

Khi Quốc hội cho chủ trương, chúng ta bắt đầu xây dựng chi tiết, mới rà lại, xem lại và có sự thay đổi, thay đổi về các dự án, quy mô, các yếu tố và phải trình lại, mất thêm thời gian. Việc này có đặc điểm, đặc thù, mong các đại biểu hết sức chia sẻ và thông cảm, không phải vấn đề chúng ta thực hiện nhiều mà do quy trình của chúng ta phải làm như vậy - Bộ trưởng chia sẻ.

Bên cạnh đó, thời gian chúng ta chuẩn bị rất ngắn, nhưng thủ tục đang còn rất phức tạp và chưa có một cơ chế cho làm rút gọn. Đặc biệt, trong lĩnh vực y tế, các đại biểu nêu ra rất nhiều, chúng ta hiện nay đang xử lý còn rất chậm. "Tư tưởng của chúng ta là muốn tập trung, trọng tâm, trọng điểm và muốn tập trung trọng tâm, trọng điểm thì chúng ta phải tập trung vào những dự án lớn, đã tập trung vào dự án lớn thì chúng ta phải chuẩn bị để kéo dài" - Bộ trưởng lý giải.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, phương thức hỗ trợ của chúng ta sau này có lẽ cũng phải xem lại. Ở các nước thì người ta hỗ trợ ngay bằng tiền mặt, thẳng cho người dân, mỗi người dân được 1.500 USD, 2.000 USD và người ta cứ thế phát, đưa ngay vào nền kinh tế, kích cầu tiêu dùng và đẩy ngay vào nền kinh tế.

"Chúng ta lại tiếp cận qua các chính sách mà các chính sách thì lại phải có các văn bản hướng dẫn rồi lại phải giám sát, phải quy trình, phải tố tụng... thì hết thời gian, không còn tính hiệu quả và thời sự" - Bộ trưởng chỉ ra.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu chúng ta giữ thời gian của chương trình thì không nên đưa các dự án lớn vào đây, nếu đã đưa dự án lớn vào thì phải cho kéo dài thời gian thực hiện, nếu không hết thời gian cũng chưa xong thủ tục và cũng không được.

Bên cạnh đó, các chính sách của chúng ta phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thống nhất, dễ làm, dễ giám sát, dễ thực hiện, đấy là nguyên tắc rất quan trọng. Việc hoàn thiện thể chế phải căn cơ, đồng bộ và thống nhất chứ không phải để một rừng các vướng mắc như hiện nay.

"Sáng nay, có rất nhiều đại biểu nói, tôi rất thấm thía. Đã là đặc biệt thì phải có chính sách đặc biệt, phải thủ tục đặc biệt và quy trình đặc biệt thì mới là đặc biệt, chúng ta cứ làm thông thường thì hết giờ, việc gì cũng phải xin cơ chế" - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh, xây dựng chính sách pháp luật thì phải dựa trên niềm tin giữa Trung ương, địa phương, giữa cấp dưới, cấp trên.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư diễn ra vào sáng nay 28/12.
Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.
Thời điểm

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 27/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức".
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Chiều 26/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ các nước Cuba, Zimbabwe và Bolivia tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Bộ Công an gương mẫu đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp.
Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đã gửi thư tới lãnh đạo và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA tới Saudi Arabia, Qatar
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Trao đổi với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia thời gian tới.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động