ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai: Ban hành chính sách phải khả thi và đặt mình dưới góc độ người dân, doanh nghiệp

Theo ĐBQH, chúng ta không cần nhiều chính sách nhưng cần nâng cao tính khả thi và cần đứng từ góc độ người dân, doanh nghiệp để hiểu hơn họ thực sự muốn gì...
Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp Doanh nghiệp FDI than mất nhiều thời gian để giải quyết thủ tục hành chính Thêm “trợ lực” hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Làm rõ thêm nguyên nhân tiến độ giải ngân chậm

Ngày 25/5, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương
Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân - đoàn Bình Dương cho biết, nhiều kỳ tích của Nghị quyết 43 cho nền kinh tế - xã hội đã được nêu ra, như GDP năm 2022 tăng 8,12%, năm 2023 đạt 5,05%, nợ công còn 37%, tăng giải ngân đầu tư công cho 635 km đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020…

Bên cạnh đó, 8 dự án trọng điểm quan trọng quốc gia cũng được đánh giá để chỉ ra mặt tích cực cũng như hạn chế, nguyên nhân và giải pháp. “Tôi nhận thấy, đây là một báo cáo rất toàn diện và đồ sộ”, ông Huấn nhấn mạnh.

Quan tâm tới chính sách tài khoá, đại biểu Nguyễn Quang Huân khái quát một số mục tiêu chính của Nghị quyết số 43, trong giai đoạn 2021-2025, GDP phải tăng 6,5-7%; nợ công dưới 60% GDP, mức cảnh báo là 55% GDP; tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân...

Trong báo cáo giám sát về Nghị quyết 43 cũng đã phân tích mặt tích cực thì cũng nêu rõ một số hạn chế. Đó là, tiến độ giải ngân chậm. Theo ông Huân, nếu có thể thì nên báo cáo thêm nguyên nhân của tiến độ giải ngân chậm. Vì gần như tại các cuộc họp nào của Quốc hội cũng nêu ra tiến độ giải ngân chậm, nhưng khi phân tích thì vẫn còn định tính.

Đồng thời, nếu đưa ra được các đầu mục, số lượng lý do nguyên nhân chậm thì cũng cần nêu lý do chính nào gây ra chậm và chậm với mức độ bao nhiêu %. "Khi chúng ta tính toán cụ thể được như vậy thì sẽ đưa ra được giải pháp cụ thể hơn" - ông Huân nói.

Ví dụ, phân tích việc giải ngân chậm, vậy chậm thì có bao nhiêu % do nền kinh tế không hấp thụ được? Có phải do thời gian đưa ra chính sách hỗ trợ quá ngắn khiến nền kinh tế không kịp hấp thụ, doanh nghiệp không kịp tiếp cận?

Hay, có những khu vực của nền kinh tế có thể hấp thụ được gói hỗ trợ từ Nghị quyết 43 nhưng tại sao không chuyển sang? Đơn cử, chuyển sang khu vực giải phóng mặt bằng cho những dự án trọng điểm quốc gia. Mặc dù, chưa nhìn thấy ngay kết quả nhưng lại tạo tiền đề cho những năm sau, những dự án sau. Đặc biệt, mục tiêu của chúng ta là bơm tiền vào nền kinh tế để kích cầu thì hoàn toàn có thể đáp ứng được.

Ngoài ra, quy trình có làm ảnh hưởng gì đến việc làm chậm tiến độ giải ngân hay không? Vì trong báo cáo cũng có nêu cho đến thời điểm này, có đến 5 lần Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho danh mục dự án nhưng vốn cũng chỉ bố trí được 76%, giải ngân được khoảng 61%. Như vậy, việc chậm giải ngân sẽ vẫn còn tái diễn nếu Nghị quyết 43 vẫn còn hiệu lực khi áp dụng cơ chế đặc thù như hiện nay.

Từ đó, ông Huân kiến nghị nên xem xét lại quy trình có phải là nguyên nhân gây ra chậm trễ hay không? Một nguyên nhân nữa là thủ tục. Một số nơi đề nghị các cơ chế đặc thù để giải quyết cho nhanh. Như vậy, chứng tỏ nếu không cơ chế đặc thù thì thủ tục rất lâu, chúng ta nên nghiên cứu thủ tục như thế nào để tiến độ giải ngân cho nhanh.

Phần gói hỗ trợ lãi suất 2% chỉ đạt được tỷ lệ giải ngân khoảng 3,05% kế hoạch, theo ông Huân nếu việc hỗ trợ lãi suất trong thời điểm các doanh nghiệp và nền kinh tế còn khó khăn thì đúng, nhưng hiện nay thì có cần tiếp tục triển khai gói hỗ trợ này nữa hay không? Nếu nền kinh tế và doanh nghiệp không hấp thụ được mà vẫn cố gắng tiêu hết gói 2% này thì có thể lại nảy sinh những vấn đề khác ngoài mong muốn. Vấn đề này cần có sự cân nhắc.

Chính sách hỗ trợ cần có trọng tâm, trọng điểm

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - đoàn Hà Nội khẳng định, với sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng, sự vào cuộc kịp thời của Quốc hội, Chính phủ, sự cố gắng của mỗi người dân và doanh nghiệp, đã đạt được kết quả không thể phủ nhận và đáng trân trọng.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội

Tuy nhiên, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nêu một số bài học kinh nghiệm cần rút ra cho chặng đường tiếp theo và cũng là để trả lời cho câu hỏi nếu như trong tương lai, một lần nữa dịch bệnh xảy ra liệu chúng ta có áp dụng những chính sách như đã áp dụng hay không?

Bài học thứ nhất, về tính kịp thời trong tổ chức thực hiện, đây là yêu cầu quan trọng nhất, xuyên suốt nghị quyết trong bối cảnh dịch bệnh xảy ra. Nghị quyết quy định rất rõ các giải pháp phải kịp thời, các chính sách phải khẩn trương và nguồn vốn phải hấp thụ được ngay.

“Bên cạnh nhiều kết quả đạt được, đến nay có một số nhiệm vụ chưa kịp hoàn thành, làm giảm tính thời sự, ảnh hưởng đến tính ứng phó kịp thời của một số chính sách” - đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

Bài học thứ hai, về cách lựa chọn chính sách và tính khả thi của một số chính sách. Bên cạnh rất nhiều chính sách hợp lý cũng có những chính sách đến nay chưa thực sự đi vào cuộc sống, như chính sách hỗ trợ thông qua ngân hàng thương mại, chính sách hỗ trợ vốn của Quỹ Phát triển du lịch hay việc sử dụng Quỹ Viễn thông công ích.

"Nếu có thể làm lại, cá nhân tôi cho rằng rất cần có trọng tâm, trọng điểm, chúng ta không cần nhiều chính sách nhưng cần nâng cao tính khả thi và đặc biệt cần đứng từ góc độ người dân để hiểu hơn người dân thực sự cần gì và doanh nghiệp thực sự muốn gì" - bà Mai bày tỏ.

Vấn đề tiếp theo, về cách đánh giá hiệu quả của toàn bộ chương trình, bà Mai cho rằng, để thấy được tính hiệu quả một cách chính xác, rất cần làm phép so sánh giữa tất cả nguồn lực bỏ ra và kết quả mang lại, bao gồm nguồn lực vật chất và nguồn lực con người, bao gồm kết quả vô hình và kết quả hữu hình.

Trong nghị quyết quy định rất rõ chỉ riêng gói kết cấu hạ tầng là 176.000 tỷ đồng, riêng việc giảm thuế suất 2%, thuế giá trị gia tăng là 44.596 tỷ đồng và riêng năm 2022 để giảm thuế VAT, ngân sách nhà nước đã giảm thu 41.198 tỷ đồng, như vậy nguồn lực ngân sách đầu tư là hiện hữu và không nhỏ. Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều kết quả chúng ta nhìn thấy thì cũng còn những nhiệm vụ chưa rõ ràng về hiệu quả, kết quả đầu ra cũng chưa rõ ràng.

Vấn đề tiếp theo liên quan đến đề xuất của Chính phủ. Trong báo cáo gửi Đoàn giám sát thì Chính phủ đề xuất cho phép kéo dài thời hạn giải ngân các dự án thuộc chương trình phục hồi đến hết năm 2025 và hiện nay trong số 272 dự án thuộc chương trình thì có đến 107 dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 50%.

Nếu như không cho phép kéo dài thì sẽ dẫn đến dở dang, lãng phí, như vậy, đây là bài toán cần xem xét thận trọng. Tuy nhiên, đại biểu cho hay, đối với một số dự án có hiệu quả giải ngân thấp và chưa thực hiện nghiêm các quy định liên quan thì có thể hủy dự toán, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Về các cơ chế đặc thù, tại Nghị quyết 43, trong một bối cảnh đặc biệt đã có những chính sách đặc biệt và qua giám sát cho thấy nhiều chính sách cũng phát huy tác dụng tốt, có thể nhân rộng để áp dụng rộng rãi, ví dụ như đơn giản hóa thủ tục trong khai thác mỏ hay đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi đất rừng đối với các dự án quan trọng quốc gia.

Song riêng với cơ chế chỉ định thầu, đại biểu chỉ ra, chỉ nên áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh để đảm bảo tính kịp thời, còn trong bối cảnh bình thường thì cần áp dụng các quy định chung của pháp luật về đấu thầu để đảm bảo tính công khai, minh bạch, không cho phép lợi dụng pháp luật.

Về việc phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản đối với các dự án tuyến đường cao tốc. Qua giám sát cho thấy, có nhiều địa phương đã làm rất tốt nhưng cũng có những địa phương còn lúng túng.

Vì vậy, nếu như áp dụng nhân rộng mô hình này, theo đại biểu, cần chú ý 2 điểm: Thứ nhất, cần nâng cao năng lực thực hiện của các địa phương. Thứ hai, đi đôi với quyền hạn, cần quy định rõ hơn về trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Cuối cùng, về các dự án quan trọng quốc gia. đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh, đây là một điểm nhấn trong bức tranh về kết cấu hạ tầng, thể hiện sự quyết tâm và những kết quả rất đáng trân trọng của Chính phủ.

Tuy nhiên, có một điểm đại biểu mong muốn được quan tâm, đó là việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách. Chúng ta đã dự kiến đầu tư theo hình thức PPP đối với nhiều dự án nhưng cuối cùng vẫn phải chuyển sang đầu tư từ nguồn lực đầu tư công.

Có những nguyên nhân do thể chế, chính sách, nhưng cũng có những nguyên nhân do ý muốn chủ quan của người thực hiện và chỉ khi chúng ta thực sự mong muốn thì mặc dù khó khăn vẫn có thể tìm ra giải pháp để đưa chính sách đi vào cuộc sống như cách chúng ta vẫn nói "nếu muốn thì sẽ tìm ra cách".

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 24-28/11) theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11 (IPTP 11).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11

Sáng 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các Trưởng đoàn chào xã giao lãnh đạo Campuchia nhân dịp dự IPTP 11
Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Củng cố nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam-Malaysia

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung nhấn mạnh chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm đã củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho phát triển quan hệ Việt Nam-Malaysia.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 23/11, với đa số đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tin cùng chuyên mục

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Nhiều ý kiến đóng góp tích cực, bổ sung cho dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng ngành hóa chất hiện đại

Đại biểu Quốc hội đề nghị Nhà nước đầu tư có chọn lọc, có trọng tâm, trọng điểm và xây dựng ngành hóa chất của chúng ta mang tính hiện đại hơn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Đại học Quốc gia Malaya

Nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Đại học Quốc gia Malaya nhân chuyến thăm chính thức Malaysia từ 21-23/11/2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Đại biểu Quốc hội: Cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất

Chiều 23/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Hóa chất (sửa đổi), theo đại biểu cần thống nhất một đầu mối quản lý nhập khẩu, kinh doanh hóa chất.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Malaysia

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư và Phu nhân là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy hai nước.
Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Kỹ sư dầu khí Việt kiều báo cáo Tổng Bí thư Tô Lâm kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao và trân trọng những trăn trở, tâm huyết, trách nhiệm của bà con kiều bào nhằm góp phần xây dựng đất nước Việt Nam.
Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư và Phu nhân thăm Đại sứ quán và gặp cộng đồng người Việt ở Malaysia

Tổng Bí thư mong muốn bà con tuân thủ các quy định pháp luật sở tại và hợp đồng lao động, nêu cao hình ảnh người Việt Nam.
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài ở Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Cần cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu vào thực tiễn

Tại phiên họp tổ Quốc hội sáng 23/11, ĐBQH cho hay, cần những quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để sớm đưa thành quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình kiểm tra tiến độ Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột

Sáng ngày 23/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đi thị sát, kiểm tra tình hình, tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.
Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Khẳng định Việt Nam độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, đóng góp trách nhiệm trước các vấn đề toàn cầu

Chuyến công tác tại Brazil và CH Dominica của Thủ tướng khẳng định tầm nhìn chiến lược và sẵn sàng tham gia, đóng góp trách nhiệm trước vấn đề toàn cầu.
Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Cần đưa quy định phát triển công nghiệp bán dẫn vào Luật Công nghiệp công nghệ số

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất cần phải có quy định phát triển công nghiệp bán dẫn trong Luật Công nghiệp công nghệ số.
Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sẽ quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo dòng vốn đầu tư

Sáng 23/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã trình bày trước Quốc hội Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi).
Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Sửa đổi Luật Hóa chất phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế hiện nay

Chiều 23/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân, chiều 22/11, Phu nhân Ngô Phương Ly đã đến thăm Viện Tim quốc gia Malaysia.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và làm việc với Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia (Petronas).
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phát triển nông thôn Malaysia

Chiều 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Đảng Tổ chức Thống nhất Dân tộc Mã lai (UMNO) Zahid Hamidi.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại Đan Mạch và Phần Lan

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sẽ thăm, làm việc tại Vương quốc Đan Mạch và Cộng hòa Phần Lan từ ngày 24-29/11 nhằm tăng cường, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động