Thúc đẩy tiêu dùng bền vững thời kỳ “bình thường mới”

Tiêu dùng bền vững chính là chìa khóa cho công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội.

Đó là nhận định của các diễn giả tại Tọa đàm trực tuyến "Kinh doanh trách nhiệm - Tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới” do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) tổ chức sáng 15/12 tại Hà Nội.

Tiêu dùng bền vững là yêu cầu cấp bách

Trao đổi tại buổi tọa đàm, ông Hồ Tùng Bách, Phó trưởng Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết: Theo số liệu Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc, nhu cầu của con người đang vượt quá khả năng tái sản xuất của tự nhiên. Cụ thể, trong vòng 9 tháng, thế giới tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên trái đất có thể sản xuất trong 1 năm và tỷ lệ này sẽ còn tăng trong tương lai.

“Có thể thấy, nhân loại đang phải đối mặt với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang càng cạn kiệt. Điều này kéo theo rất nhiều vấn đề bất ổn như: Khoảng cách giàu - nghèo; ô nhiễm môi trường; biến đổi khí hậu,… Trong bối cảnh đó, phương án tối ưu nhất để giải quyết những bất ổn này là thực hành sản xuất, tiêu dùng bền vững” - đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khẳng định.

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững thời kỳ “bình thường mới”
Tọa đàm trực tuyến "Kinh doanh trách nhiệm - Tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới”

Theo ông Bách, sản xuất, tiêu dùng bền vững được hiểu là việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu thiết yếu giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi giảm thiểu tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu độc hại; đồng thời, hạn chế phát thải các chất ô nhiễm trong suốt vòng đời của sản phẩm với mục tiêu không gây nguy hại cho các thế hệ tương lai.

Trong quá trình tiêu dùng, bên cạnh chủ thể là Chính phủ, doanh nghiệp thì người tiêu dùng, tức là cá nhân, hộ gia đình có vai trò rất quan trọng. Vai trò này được thể hiện thông qua tỷ trọng và mức độ đóng góp đáng kể của người tiêu dùng vào tổng khối lượng tiêu dùng chung của nền kinh tế.

Cũng theo ông Hồ Tùng Bách, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa ba mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, phát triển bền vững về môi trường là việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Ngoài ra, phát triển bền vững về môi trường cần phải hướng được các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản xuất, hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn. Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không làm phương hại đến kinh tế và xã hội…

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững thời kỳ “bình thường mới”
Ông Hồ Tùng Bách, Phó trưởng Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: Nhân loại đang phải đối mặt với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang càng cạn kiệt

Bà Phạm Quế Anh, Chuyên gia Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức, đối với cả sản xuất và tiêu dùng bền vững, chính sách chung của Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới là "khuyến khích, thúc đẩy thông qua các chính sách ưu đãi, giáo dục". Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp nào có hành vi phá hoại môi trường hoặc trong quá trình sản xuất, kinh doanh có gây hại cho môi trường mà không có biện pháp khắc phục kịp thời thì có thể bị xử lý, xử phạt vi phạm. Còn trong lĩnh vực tiêu dùng thì khác, chúng ta không thể xử phạt người tiêu dùng vì họ sử dụng nhiều túi nilon hơn mức cần thiết, hay phung phí điện, nước...

Theo đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức, đối với tiêu dùng bền vững, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ có thể đẩy mạnh giáo dục tiêu dùng và tuyên truyền phổ biến thông tin; hoặc sử dụng các chương trình social marketing, tức là áp dụng các khái niệm và kỹ thuật marketing để đạt được những mục tiêu hướng về “lợi ích chung của xã hội” hay choice-editing, tức là "biên tập" các lựa chọn của người tiêu dùng bằng cách loại bỏ các sản phẩm "không bền vững" khỏi thị trường.

Ngoài ra, việc nâng cao tiêu chuẩn và quy định các yêu cầu về minh bạch thông tin sản phẩm cũng giúp tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể có lựa chọn đúng và trúng hơn, không bị mắc lừa bởi các thông tin, chỉ dẫn hoặc nhãn mác cố tình gây nhầm lẫn, đánh lừa người tiêu dùng về tính bền vững của sản phẩm. "Chính phủ Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình, hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng, hợp tác và tài trợ cho các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu để họ tiến hành các chương trình cộng đồng về thực hành tiêu dùng bền vững, trên cơ sở nghiên cứu và học tập kinh nghiệm quốc tế phù hợp" - Phạm Quế Anh đề xuất.

Thúc đẩy tiêu dùng bền vững thời kỳ “bình thường mới”
Bà Phạm Quế Anh, Chuyên gia Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức: Chính phủ Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình, hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Trong bối cảnh tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, trách nhiệm kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng càng được nhấn mạnh hơn. Ông Lê Văn Liêm, Giám đốc khu vực Miền Bắc, Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh cho biết: Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp luôn đảm bảo các nguyên tắc, quy trình chọn lọc hàng hóa, đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng chất lượng nhất. Ngoài ra, luôn tìm kiếm và lựa chọn đối tác kinh doanh đảm bảo nguồn cung và chất lượng, đảm bảo các tiêu chí lựa chọn của Saigon Coopmart; lựa chọn sản phẩm kinh doanh và dịch vụ thân thiện với môi trường.

"Là đơn vị bán lẻ có uy tín trên thị trường, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh - Saigon Co.op và hệ thống Co.opmart, luôn ý thức rõ trách nhiệm của mình trong việc cung ứng hàng hóa đến tay người tiêu dùng, cũng như luôn đấu tranh chống lại nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xuất xứ không rõ ràng, kém chất lượng để thiết thực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng" - Lê Văn Liêm ông khẳng định.

Cũng theo đại diện Saigon Co.op, thời gian qua, hệ thống Co.opmart đã xây dựng chính sách, chiến lược trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ nhà nước trong công tác tuyên truyền sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng góp phần duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Chia sẻ về quy định liên quan đến đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ông Hồ Tùng Bách, cho biết: Hiện chỉ có một số nội dung như xác định chính sách của Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng; quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng về việc lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác. “Các quy định trên đây mới chỉ đề cập một phần nhỏ nội dung trong khái niệm sản xuất, tiêu dùng bền vững. Thực tế, trong quá trình thực thi vừa qua, các quy định này, đặc biệt là việc tuân thủ nghĩa vụ lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến kết quả không cao” - đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận định.

Lý giải về nguyên nhân của kết quả này, ông Hồ Tùng Bách cho rằng: Người tiêu dùng hiện nay chưa có nhiều thông tin và chưa có đủ điều kiện về kinh tế để lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ bền vững. Mới đây, Quốc hội đã đồng ý cho phép sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan được giao chủ trì xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã có những nghiên cứu và dự thảo một số quy định nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, tiêu dùng bền vững.

“Tuy nhiên, có thể thấy đây là vấn đề rất rộng, liên quan đến trách nhiệm và sự tham gia của nhiều chủ thể, cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng động doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Luật sắp tới, Bộ Công Thương sẽ chủ động đưa vấn đề sản xuất, tiêu dùng bền vững để xin ý kiến đóng góp rộng rãi của các cơ quan, tổ chức” - ông Hồ Tùng Bách nói.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Liên quan đến vụ ngộ độc bánh mì ở TP. Long Khánh, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, ghi nhận thêm 5 ca nhập viện, các trường hợp nặng có tiến triển tốt.
Câu like, trục lợi từ vụ nhân viên VIB lộ clip là không thể chấp nhận

Câu like, trục lợi từ vụ nhân viên VIB lộ clip là không thể chấp nhận

Một số đối tượng lợi dụng việc 2 cô gái là nhân viên ngân hàng VIB bị lộ clip nhạy cảm để câu view, câu like là không thể chấp nhận, cần xử lý nghiêm.
Khai trương Trung tâm Báo chí và phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai trương Trung tâm Báo chí và phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 5/5, tại TP. Điện Biên Phủ (Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
“Mưa vàng” đã xuất hiện nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long

“Mưa vàng” đã xuất hiện nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long

Tính đến chiều ngày 5/5, mưa nhỏ và vừa đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Số ca mắc ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai hiện đã lên đến hơn 500 người, trong đó có những trường hợp nguy kịch. Sự việc khiến người dân không khỏi hoang mang.

Tin cùng chuyên mục

Nhu cầu tuyển dụng lao động tiếp tục tăng cao

Nhu cầu tuyển dụng lao động tiếp tục tăng cao

Chủ động nguồn nguyên liệu, ký kết thêm đơn hàng mới, nhiều doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có nhu cầu tuyển dụng hàng ngàn lao động.
Liên tục cung cấp nước ngọt, cùng người dân vượt qua hạn mặn

Liên tục cung cấp nước ngọt, cùng người dân vượt qua hạn mặn

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 và các đơn vị đã trao tặng 2.000 bình nước uống tinh khiết (loại 20 lít) cho người dân tại vùng hạn mặn ở Bến Tre.
5 người trong gia đình thoát chết thần kỳ khi ô tô lao xuống vực

5 người trong gia đình thoát chết thần kỳ khi ô tô lao xuống vực

Người đàn ông lái xe chở theo cả gia đình không may lao xuống vực sâu 60m. Ô tô bị bẹp rúm, 5 người trong gia đình đã thoát chết thần kỳ.
Vạn quân hùng cùng pháo, trực thăng tổng duyệt trước ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vạn quân hùng cùng pháo, trực thăng tổng duyệt trước ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 5/5, tại TP. Điện Biên Phủ diễn ra chương trình tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa ra quyết định thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Serum phục hồi da hư tổn và sản phẩm Black Pearl – Cleopatra Mask For All Skin Types.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá bán nhà máy điện diesel Cái Lân

Ngân hàng tiếp tục hạ giá bán nhà máy điện diesel Cái Lân

Ngân hàng Agribank tiếp tục hạ giá bán nhà máy điện diesel Cái Lân (Quảng Ninh) để thu hồi nợ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Phát huy giá trị lịch sử, khẳng định vị thế hôm nay

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Phát huy giá trị lịch sử, khẳng định vị thế hôm nay

Phát huy giá trị lịch sử, An toàn khu Định Hóa - mảnh đất ATK năm xưa- nay ngập tràn sức sống, với những kết quả bứt phá trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Điện Biên rực rỡ, lung linh về đêm trước thềm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Điện Biên rực rỡ, lung linh về đêm trước thềm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm Điện Biên rực rỡ, lung linh ánh đèn về đêm những ngày trước Đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Thời tiết hôm nay ngày 5/5/2024: Tiếp tục có mưa dông trên cả nước

Thời tiết hôm nay ngày 5/5/2024: Tiếp tục có mưa dông trên cả nước

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 5/5/2024: Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ cần đề phòng mưa dông, mưa lớn cục bộ, nguy cơ có lũ quét và mưa đá.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 5/5/2024: Có mưa rào và dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 5/5/2024: Có mưa rào và dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 5/5/2024, ở Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 5/5/2024: Hà Nội mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 5/5/2024: Hà Nội mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa to

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 5/5/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và đêm mưa dông.
Vụ đấu giá mỏ cát 1.700 tỷ ở Hà Nội: Vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 30% giá trúng thầu

Vụ đấu giá mỏ cát 1.700 tỷ ở Hà Nội: Vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 30% giá trúng thầu

Vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá mỏ cát ở Hà Nội nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá, nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản.
Cải cách tiền lương: Lương mới phải cao hơn lương cũ

Cải cách tiền lương: Lương mới phải cao hơn lương cũ

Một trong những nội dung về cải cách tiền lương sẽ được xin ý kiến Bộ Chính trị là việc bảo lưu tiền lương, để đảm bảo lương mới không thấp hơn lương cũ.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Trong số khoảng 530 ca ngộ độc thực phẩm nghi sau khi ăn tại tiệm bánh mì cô Băng (Đồng Nai) có 5 bệnh nhi bị nặng, trong đó có bệnh nhi tiên lượng không tốt.
Từ câu chuyện ‘đổi giầy’ và khuyến nghị 5 bước chọn ngành nghề phù hợp

Từ câu chuyện ‘đổi giầy’ và khuyến nghị 5 bước chọn ngành nghề phù hợp

Mượn câu chuyện qua trò chơi nhỏ về 'đổi giầy', chuyên gia đã chia sẻ 5 bước lựa chọn ngành nghề phù hợp để có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
Chuyến về nguồn đầy niềm tự hào của người thân Anh hùng Nguyễn Văn Bạch

Chuyến về nguồn đầy niềm tự hào của người thân Anh hùng Nguyễn Văn Bạch

Hòa cùng dòng người trong chuyến về nguồn thăm chiến trường Điện Biên Phủ, người thân Anh hùng Nguyễn Văn Bạch đã về thăm nơi ghi dấu chiến công của cha anh.
Bộ Y tế đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế đề xuất tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư ban hành tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền.
Khánh Hoà: Thời tiết bất lợi là nguyên nhân khiến tôm hùm chết

Khánh Hoà: Thời tiết bất lợi là nguyên nhân khiến tôm hùm chết

Nhiệt độ nước tăng cao so với cùng kỳ, mật độ tôm hùm nuôi dày, giai đoạn thời tiết chuyển mùa góp phần làm sức đề kháng của tôm giảm, tôm yếu và dễ mắc bệnh.
Từ ngày 6/5/2024: Hà Nội cấm xe máy, xe đạp đi lên cầu vượt Mai Dịch cũ

Từ ngày 6/5/2024: Hà Nội cấm xe máy, xe đạp đi lên cầu vượt Mai Dịch cũ

Sở GTVT Hà Nội thông báo phân luồng tổ chức giao thông tạm thời cho các phương tiện tham gia giao thông đường bộ qua nút giao Mai Dịch.
Quảng Ngãi: 5 người nhập viện sau khi ăn cá nóc

Quảng Ngãi: 5 người nhập viện sau khi ăn cá nóc

5 người trong một gia đình ở Quảng Ngãi phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn cá nóc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động