Thứ hai 23/12/2024 11:31

Thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo: Giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Dự thảo quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới nhất đã có những điều chỉnh thể hiện rõ hơn vai trò của năng lượng tái tạo.

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư (Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài) đã tổ chức Toạ đàm Thúc đẩy thị trường năng lượng tái tạo.

Phát biểu tại Toạ đàm, TS. Nguyễn Anh Tuấn – Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư khẳng định, phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Cụ thể, Nghị quyết 55 ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 là: “Phát triển đồng bộ, hợp lý và đa dạng hoá các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch”.

Quy hoạch điện VIII vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ vào ngày 11/11/2022 đã có những điều chỉnh thể hiện rõ hơn vai trò và lộ trình phát triển các nguồn năng lượng tái tạo

Trên tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII) mới nhất vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ vào ngày 11/11/2022 đã có những điều chỉnh thể hiện rõ hơn vai trò và lộ trình phát triển các nguồn năng lượng tái tạo nhằm ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch.

"Đồng thời, Dự thảo Quy hoạch điện VIII đã hướng tới việc thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 về cắt giảm phát thải khí nhà kính với mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050" - TS. Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.

Theo ông Phạm Minh Hùng – Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Về nguồn điện, đến năm 2021, hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất lắp đặt nguồn điện là 76.364 MW, vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất điện. Trong đó, điện mặt trời khoảng 16.179 MW, chiếm 21,2%; điện gió khoảng 3.987 MW, chiếm 5,2%.

Như vậy, tình hình phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam thời gian qua đã có sự tăng trưởng. Cụ thể, tình hình phát triển điện gió và điện mặt trời vừa qua đã vượt xa so với nội dung Quyết định số 428/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Theo đó, điện mặt trời khoảng đạt 850 MW vào năm 2020, khoảng 4.000MW vào năm 2025 và khoảng 12.000MW vào năm 2030; điện gió đạt khoảng 800MW vào năm 2020; 2.000 MW vào năm 2025 và 6.000 MW vào năm 2030.

“Như vậy đến nay, công suất lắp đặt điện mặt trời đã vượt mục tiêu vào năm 2030, công suất lắp đặt điện gió đã vượt mục tiêu vào năm 2025” – ông Phạm Minh Hùng nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Nguyên Hùng – Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho rằng: Tăng cường phát triển năng lượng tái tạo là giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện Việt Nam đang phải nhập khẩu than để sản xuất điện, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng do ảnh hưởng xung đột Nga – Ukraine, khiến giá cả nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất điên tăng lên.

Bên cạnh đó, với việc Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thông qua các Hiệp định Thương mại tự do, việc sản xuất hàng hoá từ năng lượng sạch cũng giúp hàng hoá của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và hiện thực hoá mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050.

Việt Nam có nhiều tiêm năng phát triển năng lượng tái tạo

Trên tinh thần Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 Quy hoạch điện VIII vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ đã có những điều chỉnh thể hiện rõ hơn vai trò và lộ trình phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, vẫn còn những vấn đề được quan tâm, nghiên cứu để năng lượng tái tạo không bị “lỡ nhịp”, phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, đóng góp tích cực vào đảm bảo an ninh năng lượng và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Trên thực tế, để phát triển nguồn năng lượng này, Nghị quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng yêu cầu, “nghiên cứu, xây dựng Luật về năng lượng tái tạo”. Theo ông Phạm Minh Hùng, khi Luật về năng lượng tái tạo được nghiên cứu và ban hành sẽ là khung pháp lý cao nhất để phát triển năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu xây dựng Luật về năng lượng tái tạo sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và yêu cầu về thời hạn của Chính phủ trong năm 2021-2025. Do đó, trong khi chưa có Luật về năng lượng tái tạo thì việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành cơ chế chính sách phát triển điện gió, điện mặt trời là rất cần thiết trong bối cảnh cơ chế giá FIT đã hết thời hạn áp dụng. Việc này càng quan trọng đối với điện gió ngoài khơi với tiềm năng và lợi thế lớn nhưng là lĩnh vực mới và có nhiều đặc thù so với điện gió trên bờ.

Cơ hội để Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo là rất lớn, song các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh cơ hội là những thách thức không nhỏ. Bởi nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này rất lớn, ước tính giai đoạn 2021-2030, tổng nhu cầu vốn đàu tư để thực hiện phát triển điện lực khoảng 104,7-142,2 tỷ USD và giai đoạn từ 2031-2050 là 324,6-483 tỷ USD. Theo đó, cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động đầu tư vào phát triển nguồn điện nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng.

Tổng vốn đầu tư cho chương trình phát triển điện lực là rất lớn, từ 104,7-142,2 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030 và 324,6-483 tỷ USD cho giai đoạn 2031-2050.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tuyên Quang: Hoàn thành các công trình điện, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Năng lượng sinh khối - động lực xanh cho tương lai nông thôn Việt Nam

Xuất xưởng máy biến áp 500kV lớn nhất do Việt Nam sản xuất