Chủ nhật 24/11/2024 07:11

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Gambia

Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc và trình Quốc thư lên Tổng thống Cộng hòa Gambia, ngày 17/4, đoàn công tác do Đại sứ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Gambia Phạm Quốc Trụ dẫn đầu đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp, Hội nhập khu vực và Việc làm Gambia, ông Lamin Jobe.

Tại buổi làm việc, hai bên nhất trí cho rằng hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước tuy gần đây đã có bước phát triển tích cực, song vẫn còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai nước.

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin về thị trường, khoảng cách địa lý xa xôi, thiếu khung pháp lý thuận lợi cho hợp tác song phương cũng như các hoạt động xúc tiến cần thiết ở mỗi quốc gia.

Hai bên thống nhất trong thời gian tới, Gambia và Việt Nam cùng nỗ lực tăng cường hợp tác, tập trung vào việc tăng cường và hoàn thiện khung pháp lý, đẩy mạnh công tác thông tin và các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước, khuyến khích doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, đầu tư vào các lĩnh vực hai nước có thế mạnh như nông nghiệp, khai thác và chế biến thủy hải sản, thương mại, du lịch...

Đại sứ Phạm Quốc Trụ nhấn mạnh Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ và hợp tác nhiều mặt với Gambia, đặc biệt là các lĩnh vực mà hai nước đều quan tâm.

Trong thời gian tới, hai nước cần sớm đàm phán và ký một số hiệp định quan trọng nhằm tạo dựng khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quan hệ hợp tác song phương, tăng cường trao đổi các đoàn, nhất là các đoàn doanh nghiệp đi tìm hiểu thị trường và đối tác cũng như tham gia các hoạt động xúc tiến, tiếp cận thị trường của nhau.

Bộ trưởng Lamin Jobe đánh giá cao các thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua, bày tỏ mong muốn được Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Gambia phát triển, đặc biệt là về nông nghiệp, thủy sản.

Ông cũng đề nghị Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sang thị trường Gambia, tận dụng các ưu đãi về thuế mà Mỹ và EU dành cho Gambia để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường này. Bộ trưởng cũng cho biết ngày 21/3/2018, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) diễn ra ở Kigali, Rwanda, 44 quốc gia châu Phi đã chính thức ký thỏa thuận thương mại tự do châu Phi (CFTA). Các nước thành viên cam kết sẽ bãi bỏ thuế đối với hơn 90% các mặt hàng trong tương lai. Vì vậy, việc đầu tư vào khu vực này sẽ là cơ hội để cung cấp hàng hóa cho một thị trường rộng lớn 1,2 tỷ dân với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 2.500 tỷ USD.

Cùng ngày, đoàn công tác cũng đã đến thăm và làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Gambia (GCCI).

Trong trao đổi, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp hai nước tìm kiếm cơ hội đầu tư và phát triển thương mại tại thị trường của nhau.

Hai bên đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác và phát triển thương mại song phương như hai nước cần sớm đàm phán và ký kết một số hiệp định hợp tác về thương mại, đầu tư để tạo điều kiều kiện cho doanh nghiệp hai nước hoạt động; thường xuyên trao đổi đoàn công tác các cấp, nhất là các đoàn doanh nghiệp...

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và GCCI cần ký kết một thỏa thuận hợp tác cụ thể nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong hoạt động kinh doanh tại thị trường của nhau và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên tham gia các triển lãm, quốc tế tổ chức tại mỗi nước.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hai bên cũng cần tăng cường chủ động liên hệ với các Đại sứ quán, Thương vụ cũng như các cơ quan xúc tiến thương mại hai nước để tìm kiếm thông tin và cơ hội kinh doanh, đầu tư tại thị trường của nhau.

Cũng tại buổi làm việc, Tham tán thương mại Hoàng Đức Nhuận đã giới thiệu tổng quan về tình hình phát triển kinh tế và thương mại của Việt Nam trong thời gian qua cũng như các lĩnh vực thế mạnh mà cả hai bên có thể tăng cường thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới.

Tham tán đã cung cấp cho phía Gambia danh sách các doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín của Việt Nam, các Hiệp hội và ngành hàng thế mạnh của Việt Nam, danh sách các hội chợ quốc tế sắp tổ chức trong năm 2019 và “Cẩm nang kinh doanh tại thị trường Việt Nam."

Theo Tham tán Hoàng Đức Nhuận, mặc dù Gambia là một thị trường không lớn nhưng có vị trí khá quan trọng vì Gambia có cảng biển Banjul, rất thuận lợi trong việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước cũng như tái xuất sang các nước lân cận, nhất là Senegal.

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm Gambia sẵn sàng phối hợp với GCCI để chia sẻ thông tin thị trường cũng như giúp đỡ doanh nghiệp hai nước tăng cường phát triển đầu tư, thương mại tại thị trường của nhau.

Giám đốc điều hành GCCI Alieu Secka đánh giá cao việc đoàn Đại sứ quán Việt Nam tới thăm làm việc, bày tỏ sẵn sàng thiết lập quan hệ với VCCI và phối hợp với phía Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia thị trường Gambia.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch hai chiều năm 2017 đạt 24 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu từ Gambia khoảng 20 triệu USD, chủ yếu là hạt điều thô, bông, gỗ. Trong khi đó, Gambia nhập khẩu từ Việt Nam các sản phẩm chính là hạt tiêu, phân bón, hàng dệt may... Đến năm 2018, kim ngạch song phương giảm xuống còn 11 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khẩu 6 triệu USD và nhập khẩu 5 triệu USD, nguyên nhân là do Việt Nam giảm lượng nhập khẩu hạt điều thô từ Gambia.

Gambia là một quốc gia Tây Phi, dân số khoảng 2 triệu người. Gambia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Hiện có tới 75% dân số sống làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.

GDP của Gambia năm 2017 đạt 1,482 tỷ USD, tăng trưởng 3,5%. Năm 2018, tăng trưởng ước đạt 5,4% chủ yếu dựa vào lĩnh vực dịch vụ như du lịch, thương mại, tài chính, vận tải, xây dựng và viễn thông. Tỷ lệ lạm phát là 8% năm 2017, 6,2% năm 2018 và 5,4% năm 2019.

Về ngoại thương, cán cân thương mại của Gambia tiếp tục bị thâm hụt ở mức cao. Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 ước đạt khoảng 73 triệu USD với các mặt hàng chính gồm đậu phộng, cá, bông, hạt cọ. Các thị trường xuất khẩu chính là Guinee Bissau, Trung Quốc, Việt Nam, Senegal, Mali.

Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 377 triệu USD với các mặt hàng thực phẩm, công nghiệp chế tạo, dầu thô, máy móc,trang thiết bị vận tải. Các nước cung cấp chính gồm Bờ Biển Ngà, Brazil, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hà Lan. 80% lượng hàng hóa nhập khẩu được tái xuất chủ yếu sang nước láng giềng Senegal.

Hoàng Đức Nhuận -Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu