Thứ ba 19/11/2024 21:39

Thừa Thiên Huế: Những hiện vật triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia

Hội đồng thẩm định tỉnh Thừa Thiên Huế họp, đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2024 đối với các hiện vật triều Nguyễn.

Ngày 3/10, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) cho biết, 4 hiện vật quý triều Nguyễn được đề nghị công nhận bảo vật quốc gia lần này gồm: chuông Ngọ Môn; phù điêu bằng đá thời Minh Mạng; tượng rồng thời Thiệu Trị; ngai hoàng đế Duy Tân. Các hiện vật trên được Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế đã họp đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia năm 2024 dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là bảo vật quốc gia, như: tính độc bản, độc đáo; có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hoặc gắn với nhân vật lịch sử.

Chuông Ngọ Môn (Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế)

Chuông Ngọ Môn là tác phẩm mỹ thuật đặc sắc của ngành điêu khắc, hội họa, kỹ nghệ đúc đồng thời Minh Mạng (1820 - 1841) nói riêng và Triều Nguyễn (1802 - 1945) nói chung. Đây là chiếc chuông duy nhất được đúc để đặt tại không gian cổng chính ở phía nam, cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế. Chuông được sử dụng trong tất cả nghi lễ cung đình, được coi là biểu tượng của vương triều Nguyễn.

Trong các hoạt động nghi lễ thời quân chủ, chuông và trống giữ vai trò quan trọng. Ở Ngọ Môn, trên chuông có khắc bài minh, đại ý: Chuông là chổ ban đầu của âm thanh, của nguyên khí. Tiếng bong bong của nó làm cho người nghe phải sinh ra hứng thú. Phép trị nước cũng nhờ đó mà được chân khởi. Sự vang động rộng lớn của nó khiến nhân tâm cảm động, từ đó thấm nhuần được cái đức của Trời Đất, chứng minh cho con người biết cái đạo của âm thanh sẽ thông với cái chính hoá. Đó là bằng chứng của sự thịnh trị, thái bình….

Mỗi khi có các dịp lễ lớn, hoàng đế xuất cung hoặc hồi cung, lầu Ngọ Môn đều nổi chuông, đánh trống, phối hợp nhịp nhàng với dàn Đại nhạc. Chuông và trống tại Ngọ Môn cũng được dùng để báo giờ và làm hiệu lệnh đóng mở cửa thành. Chuông được đúc năm Minh Mạng thứ 3 (1822).

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng (Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế)

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của hoàng đế Minh Mạng. Hiện vật đang được trưng bày trong điện Long An - Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Bức phù điêu này không chỉ thể hiện đỉnh cao của kỹ nghệ chạm khắc đá mà còn thể hiện trình độ, kỹ thuật điêu khắc gỗ của các nghệ nhân dưới thời Nguyễn.

Đặc biệt, đây là những hiện vật, bộ hiện vật độc bản, còn nguyên vẹn các bộ phận cấu thành nên hiện vật, các họa tiết hoa văn đầy đủ, sắc nét. Những hiện vật có hình thức thể hiện độc đáo và có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu…

Tượng rồng thời Triệu Trị (Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế)

Tượng rồng thời Thiệu Trị: Là bộ hiện vật bằng đồng có giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa. Bộ hiện vật này là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc “kim ấn bảo tỉ” được đúc từ thời Minh Mạng đến thời Thiệu Trị với kiểu thức “hình rồng quấn”.

Đôi tượng rồng thời Thiệu Trị này được đặt trước điện Càn Thành, sau năm 1947 khi điện Càn Thành không còn cặp tượng rồng được di chuyển tới đặt trước sân Duyệt Thị Đường cho tới ngày nay.

Ngai hoàng đế Duy Tân (Ảnh: Trung tâm BTDTCĐ Huế)

Ngai hoàng đế Duy Tân: Trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, ngai đã được triều đình đặc chế riêng cho vua Duy Tân khi ông lên ngôi năm 7 tuổi.

Kiểu thức, hoa văn trang trí trên ngai áp dụng kỹ thuật sơn, thếp vẽ vàng cùng kỹ thuật chạm nổi thể hiện sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật điêu khắc gỗ lúc bấy giờ.

Đến nay, Việt Nam đã có 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là Bảo vật Quốc gia. Cố đô Huế có 10 hiện vật, bộ hiện vật với 35 hiện vật đơn lẻ đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đang quản lý và phát huy giá trị của 8 hiện vật, nhóm hiện vật với số lượng là 33 cổ vật đơn lẻ; trong đó 32 cổ vật thuộc về thời Nguyễn; 2 bảo vật quốc gia còn lại đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuấn Mỹ
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Họa sĩ Quỳnh Thơm: Kết nối giá trị văn hóa truyền thống giữa dòng chảy đương đại

Sắp diễn ra Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024

Hà Nội nên có thêm Phố “Hàng Phở” hoặc Phố “Phở Gánh”

Phú Thọ: Tu bổ di tích Đình Hội

Phát huy nguồn lực văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Ra mắt cuốn sách ‘Logistics - Hành trình khát vọng’

Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Tối nay (7/11): Khai mạc Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Quảng Nam: Kỷ niệm 120 năm ngày sinh nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Trác

Mãn nhãn với những tiết mục biểu diễn tại Liên hoan Văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai, Gia Lai

Gia Lai: Nhiều hoạt động đặc sắc tại Ngày hội Văn hóa - Du lịch TP. Pleiku năm 2024

Anh trai vượt ngàn chông gai: Góp phần định vị điểm đến âm nhạc Việt Nam

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch điều động, bổ nhiệm loạt cán bộ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm NSND Xuân Bắc làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

Festival Ninh Bình ‘Dòng chảy di sản’: Tái hiện những mốc son lịch sử của dân tộc

Lễ cúng trăng: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer

Vì sao tỉnh Bắc Ninh bị 'tuýt còi' tổ chức hoạt động hầu đồng không đúng quy định?

Khi âm nhạc truyền thống giao thoa hiện đại: Techcombank góp phần đưa concert Việt vươn tầm thế giới

Triển lãm Nghệ tụ Việt Nam – Hồng Kông (Trung Quốc): Diễn đàn nghệ thuật đa sắc màu Á Đông

Đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa gắn với thực tiễn cuộc sống vùng Đông Nam Bộ