Thứ ba 05/11/2024 09:21

Thừa Thiên Huế: Nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch hành động để cải thiện nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI, trong đó chủ yếu là cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư cho doanh nghiệp (DN), giúp họ yên tâm tin tưởng và chọn đầu tư vào địa phương.

Theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy, chỉ số PCI năm 2019 của tỉnh Thừa Thiên Huế đã cải thiện 10 bậc so với năm trước, được xếp vị trí thứ 20/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, đang xếp trên nhóm khá. Một số chuyển biến rõ nét bao gồm mức độ năng động, sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh gia tăng, công tác giải quyết vướng mắc, khó khăn cho DN đã có những cải thiện rõ rệt, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, các DN gặp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thông tin, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự được củng cố, gánh nặng chi phí không chính thức tiếp tục giảm, cải cách hành chính có kết quả tích cực. Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, các chuyên gia kinh tế khuyên cần lựa chọn những vấn đề ưu tiên trong cải cách hành chính hiện nay.

Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cho biết: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phải ngồi lại với các bộ ngành, hiệp hội DN, để xác định rằng, đâu là lý do khiến DN gặp cản trở nhiều nhất. Điều này có thể khác với mức trung bình của cả nước. “Chúng ta nên tham khảo tình hình chung của cả nước, do tình hình chung của cả nước cũng phần nào phản ánh đúng với tình hình địa phương, các DN nơi khác thấy khó khăn thì không thể ở địa phương mình lại gặp thuận lợi hơn”, ông Hiếu lý giải.

Theo ông Hiếu, nếu cộng với tham khảo tình hình chung của cả nước, nếu như chúng ta nghiên cứu kỹ nghị quyết của Chính phủ thì có thể hình dung đâu là những trọng tâm ưu tiên cải cách ở mặt bằng chung cả nước. “Ngoài ra với thông tin tình hình kinh tế của địa phương chúng ta có thể xác định rằng, đâu là những vấn đề cần cải cách trước mắt. Do đó phải tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm, nếu cải cách được lĩnh vực này thì sẽ có nhiều dư địa và tạo ra thuận lợi cho các DN”, ông Hiếu chia sẻ thêm.

Cải thiện vị trí xếp hạng PCI của tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc vào nhóm “rất tốt” hoặc “tốt” của cả nước năm 2020

Ban Quản lý Khu kinh tế và Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, một trong những đơn vị tiếp xúc nhiều với các nhà đầu tư, DN khi đến tìm hiểu để đầu tư tại Huế. Thời gian gần đây, xác định việc cải cách thủ tục hành chính cho nhà đầu tư và doanh nghiệp là trách nhiệm của đơn vị. Ban đã tự chủ động thực hiện cắt giảm những thủ tục không cần thiết để tạo ấn tượng tốt hơn với các nhà đầu tư, các DN.

Ông Lê Văn Tuệ - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế - Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: Ban luôn tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết nhanh chóng kịp thời các thủ tục khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư và DN. Theo ông Tuệ, hằng quý, đơn vị sẽ có những cuộc giao ban, những cuộc gặp mặt DN các địa bàn khu kinh tế - khu công nghiệp nhằm giải quyết ngay tại địa phương những thủ tục vướng mắc cho các DN và nhà đầu tư.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thừa Thiên Huế là cải thiện thứ hạng PCI năm 2020, phấn đấu nâng cao tổng điểm và xếp vào “nhóm tốt”. Để đạt được nhiệm vụ này, các sở, ban, ngành, địa phương cần phải thay đổi tư duy, hành động, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao và tập trung vào sự phát triển chung của tỉnh để có những giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN. Tỉnh đề ra mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử với các sáng kiến trong phát triển đô thị thông minh, hướng các hoạt động quản lý và điều hành địa phương trở nên phù hợp và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - cho biết: Trong thời gian tới, để có giải pháp nâng cao chỉ số CPI, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của cấp huyện, cấp sở, để đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư, sản xuất kinh doanh tại địa phương.

Ngoài ra, để nâng cao PCI năm 2020, việc làm thực chất nhất là hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với khối DN vừa và nhỏ, bởi khối này chiếm 98% DN toàn tỉnh.

“Để thực hiện được điều đó đòi hỏi người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải rà soát, nắm bắt tình hình thực hiện dự án của các DN, từ đó nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ tối đa cho các DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, DN hoạt động trong các lĩnh vực kêu gọi đầu tư của tỉnh”, ông Thọ nhấn mạnh.

Hầu Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc

Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Long An: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sắp được áp dụng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55%

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Thái Nguyên: Sau sáp nhập, xuất hiện hàng loạt tên xã, phường, thị trấn mới

Dấu ấn xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh

Ngổn ngang 'núi bùn đất' khi lũ lụt đi qua tại rốn lũ Lệ Thuỷ