Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ vốn vay để phát triển thương hiệu “Thịt bò A Lưới”

Hỗ trợ vốn phát triển đàn bò bước đầu tạo sinh kế cho người dân huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế); đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa “thịt bò vàng A Lưới” hiệu quả.

Hỗ trợ vốn phát triển đàn bò – Tạo sinh kế bền vững cho người dân

Với địa lý, thổ nhưỡng thuận lợi, từ năm 2016 Huyện uỷ A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) triển khai Đề án phát triển đàn bò, xây dựng thương hiệu thịt bò A Lưới với việc hỗ trợ vốn, kỹ thuật nuôi… nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ vốn vay để phát triển thương hiệu “Thịt bò A Lưới”
Thông qua Đề án, người dân A Lưới đã chuyển sang nuôi bò có chuồng trại, có kiểm soát

Để triển khai thực hiện phát triển đàn bò, xây dựng thương hiệu thịt bò A Lưới giai đoạn 2016 – 2025, Huyện uỷ A Lưới ban hành Nghị quyết số 03; HĐND huyện A Lưới đã ban hành Nghị quyết số 06; Quyết định số 44 về việc phê duyệt Đề án phát triển đàn bò giai đoạn 2016 – 2025. Đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Đề án; phối hợp thực hiện giữa các phòng nông nghiệp, tài chính, ngân hàng…

Theo UBND huyện A Lưới, tổng số tiền vay vốn để mua bò từ giai đoạn 2016-2019 là hơn 14 tỷ đồng, đến nay có 120 hộ vay vốn (từ năm 2016, 2017) đã tất toán với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với số tiền hơn 10 tỷ đồng; còn 73 hộ vay có số dư nợ chưa đến kỳ trả với số tiền hơn 3,5 tỷ đồng.

Tổng kinh phí hỗ trợ trực tiếp từ đề án là 8,9 tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 hỗ trợ thực hiện đề án là 8,1 tỷ đồng; trong đó: hỗ trợ 70% lãi suất vay vốn ngân hàng cho người dân đạt 6,6 tỷ đồng; hỗ trợ trồng cỏ 269 triệu (22,4ha), hỗ trợ chi phí xây dựng chuồng trại 570 triệu đồng (190 chuồng)…

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, qua 7 năm thực hiện Đề án (2016-2022) đã từng bước nâng cao nhận thức cho người dân, chuyển từ phương thức chăn nuôi thả rong, không có chuồng trại sang chăn nuôi có kiểm soát, chuồng trại đảm bảo, từ chăn nuôi dàn trải manh mún sang chăn nuôi có ứng dụng khoa học kỹ thuật, chăn nuôi có đầu tư thâm canh, có hiệu quả cao. Hình thành nên một nghề có tính bền vững, khai thác tốt thế mạnh của địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho nông dân, phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, người nông dân đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới của việc chăm sóc nuôi dưỡng bò an toàn sinh học, từng bước gây dựng đàn bò lai chất lượng cao, mở rộng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đem lại hiệu quả kinh tế, đời sống và thu nhập của người dân được nâng cao.

Hướng tới “thịt bò A Lưới” chuẩn OCOP 4 sao

Theo Chủ tịch UBND huyện A Lưới – ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện huyện đang đẩy nhanh tiến độ và dự kiến đến cuối năm 2022 sẽ hoàn thành việc đăng ký sở hữu trí tuệ, xây dựng nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm thịt bò vàng A Lưới. Đây sẽ là nền tảng để huyện đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm thịt bò A Lưới, tạo cơ sở đẩy mạnh và phát triển bền vững chăn nuôi bò.

Song song với đó, hướng tới xây dựng thương hiệu, gắn sản xuất với chế biến để tăng giá trị gia tăng cho thịt bò, năm 2021, huyện A Lưới đã làm hồ sơ và sản phẩm “thịt bò vàng A Lưới” đã đủ điều kiện được cấp chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Thừa Thiên Huế: Hỗ trợ vốn vay để phát triển thương hiệu “Thịt bò A Lưới”
Huyện A Lưới định hướng phát triển thương hiệu "Thịt bò vàng A Lưới" trở thành sản phẩm OCOP 4 sao

Không dừng lại ở đó, huyện đang tích cực hỗ trợ các hộ chăn nuôi, chế biến nâng cao chất lượng đàn bò và sản phẩm thịt bò để sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn trở thành sản phẩm OCOP 4 sao của huyện.

Thời gian tới, huyện A Lưới tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2025, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, thay đổi tập quán chăn nuôi trong nhân dân, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phát huy hiệu quả nguồn vốn từ các Chương trình dự án để phát triển đàn bò, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên cơ sở phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương.

Tại buổi làm việc với huyện A Lưới về công tác giảm nghèo bền vững mới đây, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, công tác giảm nghèo phải xác định đây là nhiệm vụ cấp bách, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, vươn lên của người dân; xác định giảm nghèo bền vững gắn liền với xây dựng nông thôn mới; có phương án giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo.

“Đối với đề án phát triển thương hiệu “Thịt bò A Lưới - Ngân hàng bò”, để chương trình tiếp tục duy trì và phát triển bền vững, tạo điều kiện hỗ trợ sinh kế cho người dân; chính quyền địa phương xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện nhằm phát huy hiệu quả, chất lượng đàn bò, giúp cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế gia đình và xóa đói giảm nghèo theo hướng bền vững”, Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đề nghị.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác 2024.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh 2021-2023, tầm nhìn 2050: Hướng đến trở thành nơi đáng đến và đáng sống

Ngày 5/5/2024, Tây Ninh sẽ tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh 2021-2030, tầm nhìn 2050, theo đó địa phương phấn đấu trở thành nơi đáng đến và đáng sống.
Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hà Nội tri ân 250 chiến sỹ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 4/5, TP. Hà Nội tổ chức gặp mặt, tri ân 250 chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Bắc Ninh phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Ngày 4/5, tại Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh đã diễn ra Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Tỉnh Bắc Giang phấn đấu năm 2024 chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Đồng thời, chỉ số PAR Index nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành đứng đầu cả nước.
Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thanh Hóa: Hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Thực trạng hàng trăm doanh nghiệp chậm đóng bảo biểm xã hội ở tỉnh Thanh Hóa với số tiền hàng trăm tỷ đồng đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Lai Châu: Xác minh tài sản đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị

Thông tin từ UBND tỉnh Lai Châu, sáng nay (4/5), Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố Quyết định xác minh tài sản, thu nhập đối với 26 cá nhân tại 9 cơ quan, đơn vị.
Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Lào Cai: Phấn đấu có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã năm 2024.
Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

4 tháng đầu năm 2024, các chỉ số phát triển kinh tế Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc.
Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu thành lập thêm 2.000 doanh nghiệp mới để đạt mốc 20.000 doanh nghiệp.
Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Cà Mau chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các FTA để gia tăng xuất khẩu

Để giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, ngoài xúc tiến thương mại, Sở Công Thương Cà Mau tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, tuyên truyền về các FTA.
TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

TP. Hồ Chí Minh: 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 69%

Trong 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố qua cảng TP. Hồ Chí Minh đạt 12,5 tỷ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Phó Bí thư Thường trực Lê Thị Thu Hồng điều hành hoạt động của Tỉnh uỷ Bắc Giang

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang điều hành hoạt động của Tỉnh ủy Bắc Giang từ ngày 25/4.
Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Vì sao hoá đơn tiền điện tại TP. Hồ Chí Minh tháng 4 tăng cao đột biến?

Tháng 4 cao điểm nắng nóng có thời điểm lên đến 40 độ C, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện làm mát rất lớn, qua đó kéo theo hóa đơn tiền điện tăng cao đột biến.
Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Sơn La: Mưa đá to bằng nắm tay, gây thiệt hại cho 600 ngôi nhà

Một cơn giông lốc kèm theo mưa đá vừa xảy ra tại huyện Mai Sơn (Sơn La) gây thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu của người dân địa phương.
Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Tỉnh Hòa Bình điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ đối với nhiều vị trí chủ chốt trên địa bàn tỉnh.
Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Tây Ninh: Tập trung phát triển những ngành công nghiệp chủ lực nào?

Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được công bố, tỉnh này sắp tới sẽ tập trung phát triển 6 ngành công nghiệp chủ lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động