Chủ nhật 29/12/2024 14:20

Thừa Thiên Huế: Địa đạo Khu uỷ Trị Thiên Huế là “địa chỉ đỏ”, nơi lưu giữ giá trị lịch sử

Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được đào vào 1967, khi cuộc chiến chống Mỹ vào giai đoạn khốc liệt; nơi đây diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng, có ý nghĩa.

Ngày 5/10, Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà) được Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huếtổ chức lễ khánh thành sau thời gian tu bổ, tôn tạo. Đây là công trình di tích lịch sử cách mạng do đồng chí Lê Tư Minh (Tư Minh) - Phó Bí thư Khu uỷ, Bí thư Thành ủy Huế, Chỉ huy trưởng Mặt trận Huế chỉ đạo đào địa đạo.

Địa đạo Khu uỷ Trị Thiên nhìn từ trên cao

Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được đào vào tháng 8/1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta bước vào giai đoạn khốc liệt. Thực hiện ý đồ chiến lược của Trung ương, nhằm mở hướng tiến công ở Đường 9, tạo điều kiện cho các chiến trường phát triển, nhất là chiến trường Trị Thiên Huế. Khu uỷ Trị Thiên Huế đã quyết định đào địa đạo tại khu vực Khe Trái nhằm tạo thế liên hoàn giữa vùng núi, đồng bằng và đô thị, phá thế kìm kẹp, chia rẽ của địch. Đồng thời làm căn cứ chỉ huy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ chỉ huy Quân khu trực tiếp chỉ đạo các mũi tiến công vào thành phố Huế trong dịp Tết Mậu Thân 1968.

Việc đào địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được tiến hành tuyệt đối bí mật, trong điều kiện hết sức khó khăn và nguy hiểm. Lực lượng đào địa đạo đa số là người dân tộc thiểu số, cùng một số lực lượng công an trinh sát... Việc đào địa đạo được tiến hành khẩn trương, dụng cụ thô sơ như cuốc, xẻng, thuổng, rìu rựa... đất đá được bí mật vận chuyển đổ xuống suối để tránh địch phát hiện.

Sau một thời gian triển khai gấp rút, địa đạo đã được hoàn tất, trở thành “đại bản doanh” trụ sở của Bộ Chỉ huy Quân khu Trị Thiên Huế.

Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế có hình chữ Y, gồm có 3 cửa ra vào, nằm trên triền dốc 2/3 của đồi 160, có tổng chiều dài hơn 100m. Trong lòng địa đạo có phòng ngủ, phòng hội họp, trụ mắc võng. Bên ngoài địa đạo có bếp Hoàng Cầm, hầm cảnh vệ, trận địa pháo, giao thông hào...

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương (bên trái) tại lễ khánh thành Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế

Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế đã diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Đặc biệt, là các cuộc họp vào tháng 8 và tháng 10/1967, Thường vụ Khu ủy và Thành ủy họp để thảo luận, quyết định các phương án tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Tháng 12/1967, Thường vụ Khu ủy họp để quyết định lần cuối cùng toàn bộ kế hoạch tấn công Huế và các hướng phối hợp của các Đoàn: 4, 6 và 7.

Sau khi ta làm chủ thành phố Huế 26 ngày đêm, do tương quan lực lượng, ta đã chủ động rút lên chiến khu để đảm bảo an toàn lực lượng. Cuối tháng 2 đầu tháng 3/1968, tại Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế, Thường vụ Khu ủy họp để đánh giá, sơ kết chiến dịch Huế và Xuân Mậu Thân 1968. Trên cơ sở phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn, tháng 5/1968, Bộ Chỉ huy Khu ủy Trị Thiên Huế đã quyết định chuyển lên miền núi A Lưới, tại địa đạo chỉ còn lại lực lượng vũ trang của huyện Hương Trà.

Trải qua thời gian tồn tại, dưới tác động của thiên nhiên, một số cửa địa đạo đã bị vùi lấp. Năm 1997, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh (nay là Bảo tàng Lịch sử) tiến hành khai thông địa đạo và phát hiện một số hiện vật như bi đông đựng nước, máy khâu, xoong nồi, nắp bếp... Đây là những hiện vật đặc biệt có giá trị lịch sử, thông qua những hiện vật đã minh chứng cho những ngày hoạt động của cán bộ và chiến sĩ của ta tại đây.

Với những giá trị lịch sử tiêu biểu nói trên, ngày 13/2/1996, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã ban hành Quyết định số 310/QĐ-BT xếp hạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương tham quan tại Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế

Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế nhằm phục vụ du khách đến tham quan, nghiên cứu, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án bảo tồn, phát huy Khu chứng tích, với kinh phí hơn 6 tỷ đồng, gồm tu bổ, phục hồi 3 cửa hầm địa đạo theo nguyên trạng, phục 1 bếp Hoàng Cầm, tôn tạo phục 2 hầm cảnh vệ….

Phát biểu tại buổi lễ khánh thành, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương bày tỏ niềm tự hào về sự hình thành, hoạt động của Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế trong quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta. Di tích này khẳng định lịch sử Đảng bộ có thời kỳ rất vang bóng, từng diễn ra nhiều cuộc họp quan trọng, đặc biệt là câu chuyện chỉ đạo cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

“Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế là điểm đến di tích lịch sử văn hóa, góp thêm “địa chỉ đỏ” cho một vùng đất mang trên mình nhiều sứ mệnh lịch sử. Do vậy, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp tục khai thác, quảng bá đến bà con nhân dân, du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập. Đồng thời, phối hợp với các “nhân chứng lịch sử” để nghiên cứu, tham mưu đề xuất phương án tu bổ đề hoàn chỉnh việc tôn tạo, phục hồi nguyên trạng địa đạo trong thời gian tới”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Van Phuc City là một trong 3 điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch năm 2025

Hải Phòng: Xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội

Khai mạc lễ hội hoa hướng dương với chuỗi sự kiện lớn nhất trong năm tại Van Phuc City

Việt Nam bám sát khuyến nghị của UNESCO trong công tác bảo vệ Vịnh Hạ Long

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Hiện tượng concert ‘Anh trai say hi’ và triển vọng ngành công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới

Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới

Phương án tinh gọn bộ máy Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Giảm tối thiểu 15-20% đầu mối

10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Lễ hội hoa - kiểng Chợ Lách lần đầu tiên tại Bến Tre có gì đặc sắc?

Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Có gì hấp dẫn tại lễ hội hoa hướng dương phong cách cao bồi miền Tây ở Van Phuc City?

Tinh thần ‘Quân với dân một ý chí’ được tái hiện qua 300 tư liệu tại Bảo tàng Quân khu 9

Chiếu phim 'Đào, Phở và Piano' dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Khám phá Đà Lạt qua ống kính: Triển lãm ảnh nghệ thuật 'Những sắc màu thành phố ngàn hoa'

Bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Kiến trúc Hà Nội - Giao thoa văn hóa Việt - Pháp’

Quảng Nam: Kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An là di sản văn hóa thế giới

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam