Thứ hai 23/12/2024 19:15

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số lấy người dân là trung tâm

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, trong chuyển đổi số, người dân là trung tâm, là chủ thể, do đó, mọi chính sách phải hướng tới người dân.

Triển khai đồng bộ giải pháp để thực hiện chuyển đổi số

Sáng 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2022 thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số phát biểu tại hội nghị

130.700 đại biểu tham dự Hội nghị qua gần 11.000 điểm cầu trên cả nước. Hội nghị do Bộ Công an phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức, được kết nối tới UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên cả nước.

Thực hiện chủ trương của Đảng, thời gian qua Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện ngày càng hiệu quả, thiết thực công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ đã kiện toàn và thành lập Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia; ban hành và đẩy mạnh thực hiện các chiến lược, chương trình chuyển đổi số trên hầu hết các lĩnh vực; tập trung xây dựng thể chế chính sách và nhiều hệ thống nền tảng cho Chính phủ điện tử, Chính phủ số.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Đề án 06, với 7 quan điểm chỉ đạo, 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp với lộ trình triển khai cụ thể. Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đến cấp cơ sở để quán triệt, triển khai Đề án quan trọng này.

Thủ tướng giao đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trực tiếp điều hành các công việc của Đề án; đồng thời, đã thành lập Tổ công tác của Chính phủ triển khai Đề án do Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an làm Tổ trưởng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ phó, cùng với sự tham gia của lãnh đạo 9 bộ, ngành liên quan.

Lãnh đạo Chính phủ đã chủ trì nhiều cuộc họp chỉ đạo các nội dung của Đề án, ban hành 1 Chỉ thị, 1 Công điện, 7 Thông báo; 4 Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ có nội dung chỉ đạo về Đề án.

Trong 6 tháng năm 2022, Đề án 06 đã được triển khai từ Trung ương đến cơ sở, thu được những kết quả bước đầu tích cực; được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Qua đó góp phần thay đổi phương thức quản lý công dân; khắc phục tình trạng thiếu thống nhất và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý thông tin công dân; tiết kiệm thời gian, công sức;.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và nền tảng quan trọng để triển khai dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, cũng như phục hồi nhanh, phát triển kinh tế-xã hội.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt

Theo Thủ tướng, Đề án 06 có ảnh hưởng trực tiếp tới người dân, nhằm cụ thể hóa chương trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần cải cách thủ tục hành chính và giúp người dân thuận tiện nhất khi thực hiện thủ tục thông qua môi trường số, chuyển từ thói quen dùng giấy tờ, đến trụ sở cơ quan nhà nước sang làm thủ tục tại bất kỳ nơi nào qua môi trường mạng.

Đây là sự chuyển đổi trạng thái rất khó khăn, là công việc chưa có tiền lệ, do đó, phải có quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, đòi hỏi đổi mới tư duy, cách làm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đầu tư về công sức, nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sát. "Nếu không có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt thì khó có thể đạt được kết quả.

Người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng, trong chuyển đổi số, người dân là trung tâm, là chủ thể, do đó, mọi chính sách phải hướng tới người dân và người dân phải tham gia vào xây dựng, thực hiện các chính sách. Các cơ quan nhà nước và cả người dân phải cố gắng thực hiện. "Việc gì được người dân và doanh nghiệp ủng hộ thì sẽ thành công, khó mấy cũng lo được" - Thủ tướng nêu.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, để hoàn thành các mục tiêu năm 2022 và những năm tiếp theo của Đề án 06, phía trước chúng ta còn rất nhiều việc phải làm; có một số việc đề ra nhưng chậm tiến độ, phải khẩn trương triển khai…

Thủ tướng đề nghị, các đại biểu đánh giá trung thực, khách quan những kết quả trong thực hiện Đề án 06 trong 6 tháng qua; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, cách làm sáng tạo của đơn vị, địa phương; thẳng thắn chỉ rõ những nội dung còn chậm tiến độ, những vấn đề còn có khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách và quá trình triển khai thực hiện; đề xuất các giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người