Thứ hai 23/12/2024 19:41

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53

Sáng nay 9/7, tại TP. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.

Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Kết luận số 27- KL/TW ngày 2/8/2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TƯ diễn ra sáng nay 9/7.

Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 53-NQ/TW

Hội nghị được tổ chức tại hai đầu cầu TP. Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ. Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; các thành viên Chính phủ: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo các bộ ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, viện nghiên cứu, trường đại học...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước về kinh tế, chính trí, an ninh quốc phòng, đối ngoại... Toàn vùng đóng góp 32% GDP cho cả nước.

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 thể hiện sự quan tâm đặc biệt và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển mạnh, đi đầu cả nước, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực.

Để Hội nghị thành công và đạt kết quả cao nhất, Thủ tướng đề nghị các đại biểu bám sát nội dung Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 của Bộ Chính trị để đánh giá khách quan, thẳng thắn, trung thực, tập trung thảo luận, làm rõ một số nội dung trọng tâm.

Theo đó, đánh giá, nêu bật những kết quả đã làm được, những tồn tại, hạn chế trên tất cả các lĩnh vực, chỉ ra những điểm nghẽn, nút thắt hiện nay của Vùng và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm; phân tích bối cảnh, tình hình trong nước và quốc tế, tác động tới sự phát triển của vùng và cả nước, những yếu tố ảnh hưởng, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của Vùng; nhận diện, làm rõ hơn tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của vùng; đề xuất những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, đột phá, các đề xuất kiến nghị cụ thể để đáp ứng được yêu cầu phát triển vùng và phù hợp với tình hình thực tiễn.

Những nội dung này liên quan đến nhận thức, cách làm, nguồn lực trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Thủ tướng đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần dân chủ với trách nhiệm cao nhất, phát huy trí tuệ tập thể, kinh nghiệm, gắn nghiên cứu khoa học và thực tiễn tại các địa phương để thảo luận kỹ, góp ý, đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả và đi thẳng vào các vấn đề chính.

Ngay sau phát biểu gợi mở của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo các Bộ, ngành, Trung ương và địa phương đã có phần phát biểu về những cơ hội, thách thức và khó khăn sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị

Trên cơ sở các báo cáo tổng kết chuẩn bị công phu, đầy đủ, các đại biểu tập trung đánh giá, phân tích, so sánh các số liệu minh họa, tập trung thảo thuận làm rõ thêm một số vấn đề như: đánh giá những kết quả đạt được, phát hiện những điểm nghẽn, phân tích những khó khăn, vướng mắc, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tạo bứt phá trong liên kết phát triển kinh tế các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ. Tập trung phân tích bối cảnh hiện nay của tình hình trong nước, ngoài nước ảnh hưởng tác động đến sự phát triển của vùng và cả nước nói chung, đâu là cơ hội, đâu là thách thức, khó khăn để trên cơ sở đó chúng ta đưa ra mục tiêu, giải pháp, các quan điểm tư tưởng chỉ đạo để phát triển vùng hướng đến 2030 - 2035. Tìm ra cơ hội cạnh tranh của vùng này so với các vùng khác là gì trên cơ sở đó nhận diện để có giải pháp phát triển phù hợp.

Thảo - Minh
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024