Thứ hai 23/12/2024 19:28

Thủ tướng khảo sát công trình văn hóa mới mang tính điểm nhấn của vùng Đất Tổ

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, khảo sát công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.
Thủ tướng động viên cán bộ, công nhân làm việc trên công trường dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo báo cáo của tỉnh, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ đã tập trung, chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại; đồng thời nỗ lực phục dựng và mở rộng không gian các lễ hội văn hóa dân gian, thực hành các di sản văn hoá độc đáo, với mục tiêu đưa tỉnh Phú Thọ, cụ thể là TP. Việt Trì trở thành điểm hẹn văn hóa lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Trong đó, dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ được xây dựng tại quảng trường Hùng Vương, TP. Việt Trì nhằm tạo điểm nhấn về kiến trúc, tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật và sinh hoạt cộng đồng, phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân và du khách, là điểm tham quan du lịch

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường công trình dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ được xây dựng trên lô đất có diện tích 17.805 m2, công trình có quy mô 1.000 chỗ ngồi gồm 3 tầng nổi, 1 tầng hầm và 1 tầng mái; cao khoảng 33,9 m. Dự án có tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Công trình khởi công tháng 4/2022, đến nay khối lượng hoàn thành ước đạt 200 tỷ đồng, đang tích cực hoàn thiện và lắp đặt thiết bị, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Phú Thọ là vùng Đất Tổ linh thiêng với truyền thống lịch sử hào hùng, bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo; có 02 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gồm Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận.

Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội; văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh của dân tộc; văn hóa còn thì dân tộc còn; văn hóa có tính dân tộc, khoa học, đại chúng.

Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Phú Thọ tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, nhà thầu và đội ngũ cán bộ, công nhân triển khai dự án, với mục tiêu bảo đảm tiến độ, tránh kéo dài gây đội vốn, lãng phí - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cho rằng muốn phát triển văn hóa thì phải phát triển con người, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng các thiết chế văn hóa, Thủ tướng đánh giá cao việc Phú Thọ quan tâm, mạnh dạn đầu tư xây dựng công trình nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ.

Thủ tướng hoan nghênh đông đảo cán bộ, công nhân vẫn làm việc miệt mài trên công trường dự án ngay trong ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", thi công "3 ca, 4 kíp", "vượt nắng, thắng mưa", "làm việc xuyên lễ, xuyên Tết", "ăn tranh thủ ngủ khẩn trương".

Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh Phú Thọ tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, nhà thầu và đội ngũ cán bộ, công nhân tiếp tục nỗ lực, phát huy tinh thần trách nhiệm trong xây dựng, triển khai dự án, với mục tiêu bảo đảm tiến độ, tránh kéo dài gây đội vốn, lãng phí, càng đưa công trình vào hoạt động sớm càng có lợi, nhân dân được thụ hưởng sớm; đồng thời bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ tướng tặng quà cán bộ, công nhân làm việc trên công trường dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý cần tham khảo các công trình văn hóa, nghệ thuật khác trong và ngoài nước để xây dựng nhà văn hóa nghệ thuật Phú Thọ theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại, quốc tế hóa bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc và dân tộc hóa các giá trị, tinh hoa văn hóa thế giới.

Để công trình khi đưa vào hoạt động hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng các giá trị văn hóa của người dân và du khách, Thủ tướng đề nghị tỉnh Phú Thọ và các cơ quan liên quan quan tâm việc đào tạo nhân lực, chuẩn bị nội dung hoạt động, nghiên cứu cơ chế khai thác, quản lý phù hợp theo hướng tự chủ với mô hình "đầu tư công, quản lý tư", bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

baochinhphu.vn

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người