Thứ ba 06/05/2025 16:06

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Công bố và Triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến Công bố và Triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Sáng 20/4, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Công bố và Triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Tham dự Hội nghị tại đầu cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; lãnh đạo các Ban Đảng, các Ủy ban của Quốc hội; Bộ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài chính, Công Thương, Lao động, Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ; đại diện các đối tác phát triển, các nhà khoa học, các chuyên gia...

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến Công bố và Triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Ảnh CP)

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã công bố nội dung chủ yếu Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục các mặt còn tồn tại trong phát triển và tổ chức không gian phát triển của đất nước giai đoạn vừa qua, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được lập theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai ngày 09/01/2023.

Đây là một nhiệm vụ hoàn toàn mới và rất quan trọng, góp phần cụ thể hóa và triển khai thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII thông qua. Quy hoạch nhằm xác định rõ mô hình phát triển theo không gian lãnh thổ của quốc gia, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh của các vùng, các ngành, các địa phương để tạo ra các động lực tăng trưởng và giá trị mới cho phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã công bố nội dung chủ yếu Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Ảnh MPI)

Trong suốt quá trình lập và trình thông qua Quy hoạch, Chính phủ luôn nhận được sự quan tâm sát sao của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, nhà nước; các cơ quan Đảng, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Theo đó, Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là văn bản pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu thành quả to lớn được tạo nên từ rất nhiều công sức, trí tuệ, quyết tâm của Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia có hiệu quả của 30 viện nghiên cứu, với hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế để xây dựng nên một bản Quy hoạch tổng thể quốc gia đầu tiên của đất nước.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu những nội dung chủ yếu của Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Quốc hội thông qua với 8 nội dung chính, bao gồm: Về quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển thời kỳ 2021-2030; Về mục tiêu phát triển đến năm 2030; Về tầm nhìn đến năm 2050; Về phát triển không gian kinh tế - xã hội; Về phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; Về định hướng phát triển không gian biển; Định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng; Định hướng phát triển hạ tầng cấp quốc gia.

Về tổ chức thực hiện Quy hoạch Tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, tại Điều 15 Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023, Quốc hội thống nhất: Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thông qua tại Nghị quyết này là cơ sở, căn cứ để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước.

Việc triển khai các chương trình, dự án quan trọng quốc gia phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và mục tiêu, định hướng đã được xác định tại Nghị quyết này. Các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch phải được rà soát, điều chỉnh phù hợp, bảo đảm thống nhất với Quy hoạch tổng thể quốc gia...

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Nghị quyết 68: 'Kim chỉ nam' tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp