Chủ nhật 24/11/2024 18:50

Thu hút người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đột phá từ chiến lược truyền thông

Với mục tiêu phấn đấu để ngày càng có nhiều người được bảo đảm an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện ra đời từ năm 2008 nhằm tạo cơ hội cho mọi người lao động thuộc khu vực phi chính thức đều được tham gia BHXH. Những năm gần đây, công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, ấn tượng.

Theo BHXH Việt Nam, trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, từ khi ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW đã có sự phát triển nhanh chóng. Cụ thể, năm 2018 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 28, toàn quốc đạt trên 277.000 người tham gia, tăng hơn 52.900 người (23,6%) so với năm 2017. Năm 2019, con số này đã tăng lên gần 574.000 người, tăng 296.700 người (107,1%) so với năm 2018, chiếm 1,17% so với lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.

Đến năm 2020, số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng gấp đôi so với năm 2019, đã đạt tỷ lệ 2,31% lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt xa kế hoạch đề ra và gần bằng kế hoạch đến năm 2025 trong Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về cải cách chính sách BHXH. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh đánh giá, đây là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, BHXH Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội.

BHXH Việt Nam đã không ngừng đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức truyền thông chính sách BHXH

Đạt kết ấn tượng trên, trước hết là nhờ sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước cũng như của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của hệ thống chính trị cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động toàn ngành BHXH Việt Nam, trong đó công tác truyền thông chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) giữ một vai trò rất quan trọng. Cùng với đó, những năm qua, Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, BHXH Việt Nam và các cơ quan hữu quan đã chủ động, tích cực trong việc sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn để tăng cường thực hiện chính sách BHXH tự nguyện để các thủ tục ngày càng đơn giản, thuận tiện, phục vụ, tiếp cận rộng rãi hơn đến các tầng lớp nhân dân.

Là cơ quan được Chính phủ giao thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, theo đại diện BHXH Việt Nam, toàn ngành đã xác định “chìa khoá” trong thực hiện hiệu quả công tác này nằm ở việc thay đổi được nhận thức của người dân, người lao động, để họ biết, hiểu, củng cố niềm tin về chính sách nhân văn, ưu việt này của Đảng và Nhà nước, từ đó tích cực, chủ động tham gia. Trên cơ sở này, BHXH Việt Nam đã không ngừng đổi mới phương pháp, nội dung, hình thức truyền thông chính sách BHXH theo đúng tinh thần Nghị quyết số 28 và Nghị quyết số 96 về “Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông BHXH, BHYT trong tình hình mới”.

Bám sát mục tiêu đổi mới toàn diện công tác truyền thông BHXH, các hoạt động truyền thông của ngành BHXH Việt Nam được triển khai chuyên nghiệp bài bản, linh hoạt, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí để kịp thời triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đẩy mạnh truyền thông trên phạm vi toàn quốc. Đặc biệt, công tác phối hợp truyền thông chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với các cơ quan thông tấn, báo chí đã có nhiều đổi mới, ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được những kết quả tốt. Số lượng tin, bài, phóng sự, chương trình… được đăng tải/phát sóng về lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN tăng đều qua các năm (năm 2020 là 16.000; từ đầu năm 2021 đến nay là hơn 19.000).

Bên cạnh công tác phối hợp, năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội, ngành BHXH Việt Nam tiếp tục đổi mới công tác truyền thông cả về nội dung, hình thức, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác truyền thông, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và xu thế hiện nay; kịp thời tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời công tác truyền thông trong toàn ngành, xây dựng kịch bản và tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng vùng miền, dân cư.

Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng đã chủ động triển khai các chiến dịch truyền thông online, điển hình là chiến dịch truyền thông Xúc cảm về các chế độ BHXH; tổ chức các lễ ra quân tuyên truyền phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên toàn quốc;… Các hoạt động này đã góp phần rất hiệu quả vào việc truyền cảm hứng, định hướng cho người dân hiểu và biết về lợi ích của các chính sách này để không chỉ tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình cho mình mà còn cho cả người thân, bạn bè; đồng thời củng cố sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của ngành BHXH Việt Nam trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới toàn xã hội.

Đáng chú ý, hoạt động của Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng của ngành BHXH, chuyên mục Hỏi - đáp trên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam và các chuyên mục giải đáp thắc mắc về BHXH, BHYT đăng tải/phát sóng trên báo chí đã phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc tư vấn, giải đáp thông tin tới đông đảo nhân dân một cách cụ thể, có tính chính thống nhất. Đặc biệt, trong truyền thông về ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số thời gian qua, ngành BHXH Việt Nam không chỉ truyền thông cho người dân biết về ứng dụng, mà còn tổ chức những buổi hướng dẫn cài đặt trực tiếp để hỗ trợ, cùng làm với người dân, người lao động, tạo được những hiệu quả rất tích cực trong tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN.

Tại địa phương, lãnh đạo chính quyền các cấp cũng luôn đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện trong lĩnh vực này. Phát huy thế mạnh của từng địa phương, BHXH các tỉnh, thành phố đã phối hợp với các sở ban, ngành và các đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị truyền thông về BHXH tự nguyện theo nhóm nhỏ đến các cụm dân cư, hộ gia đình trong tình hình dịch bệnh. Trong năm 2020, toàn quốc đã tổ chức được trên 26.000 hội nghị truyền thông về BHXH, BHYT, BHTN thu hút khoảng 1,4 triệu tham gia. Sang năm 2021, hình thức này tiếp tục được tăng cường trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, từ đầu năm đến nay đã có khoảng 26.900 cuộc được tổ chức.

Lãnh đạo BHXH Việt Nam khẳng định, các hoạt động truyền thông chính sách, pháp luật BHXH, BHYT của ngành BHXH Việt Nam những năm qua đã bám sát nội dung các chỉ thị, nghị quyết và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT. Qua đó, công tác truyền thông đã trở thành cầu nối để truyền tải, đưa các thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về BHXH, BHYT đến các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân; nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân, doanh nghiệp trong việc tham gia và hưởng thụ chính sách BHXH, BHYT; củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính sách BHXH, BHYT, giúp người dân nhận thức đầy đủ ý nghĩa, lợi ích của việc tham gia BHXH, BHYT đối với bản thân và gia đình, từ đó tự giác tham gia BHXH, BHYT như một nhu cầu tất yếu; tạo sự đồng thuận trong việc xây dựng và thực hiện chính sách BHXH, BHYT; góp phần nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật BHXH, BHYT của người dân, doanh nghiệp.

BHXH tự nguyện là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, do Nhà nước tổ chức thực hiện; được Nhà nước bảo hộ, hỗ trợ mức đóng, cấp miễn phí thẻ BHYT; không vì lợi nhuận, không bao giờ bị vỡ quỹ và mục đích duy nhất là vì cuộc sống của người dân.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH

Trao tặng hơn 12 nghìn sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân khó khăn

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Dấu ấn 27 năm xây dựng và phát triển

Ngành bảo hiểm xã hội mang Tết ấm đến với người nghèo

Phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tặng thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội cho các hộ nghèo

Ngành bảo hiểm xã hội: Thực hiện thắng lợi mục tiêu kép

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu từ năm 2022

Sẽ có trên 2,9 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp

Dấu ấn ngành bảo hiểm xã hội năm 2021

Nghị quyết 21-NQ/TW: Khẳng định vai trò trụ cột an sinh của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Rà soát cấp thẻ bảo hiểm y tế năm 2022 cho người thuộc diện chính sách

Bao phủ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên đạt 95,4%

Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ký hiệp định về bảo hiểm xã hội song phương

Nghệ An: Hơn 172.000 lao động đã nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Nghệ An: Gia tăng tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần

Tăng cường cảnh báo tin nhắn lừa đảo nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Hội nghị ASSA: Đảm bảo an sinh trong đại dịch Covid-19

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Lưu ý hạn nhận hồ sơ hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội