Thứ tư 06/11/2024 00:43

Thu hút FDI quý I/2017 tăng 77,6% so với cùng kỳ

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố cho thấy, trong quý I/2017, Việt Nam thu hút được 7,71 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm cả vốn đăng ký mới, vốn tăng thêm và vốn góp mua cổ phần, tăng 77,6% so với cùng kỳ 2016.
3 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 7,71 tỷ USD vốn FDI

Cụ thể, từ đầu năm đến nay, cả nước có 493 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 2,917 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ 2016. Cùng với đó, có 223 lượt dự án tăng vốn, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,94 tỷ USD, tăng 206,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay có 1.077 lượt dự án được nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần, với tổng giá trị vốn góp lên tới 852,86 triệu USD, tăng 171,5% so với cùng kỳ 2016.

Ước tính 3 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã giải ngân được 3,62 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ 2016.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, có nhiều nguyên nhân khiến Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, chủ yếu vẫn là do Việt Nam có những lợi thế về lao động giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư tại Việt Nam cũng được đánh giá đang cải thiện mạnh mẽ, theo hướng công bằng, minh bạch cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.

Lĩnh vực hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nhất trong 3 tháng đầu năm là công nghiệp chế biến, chế tạo, với tổng vốn đăng ký đạt 6,54 tỷ USD, chiếm 84,9% tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong quý I/2017. Bất động sản là lĩnh vực đứng thứ 2 với 343,69 triệu USD, chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư và bán buôn. Bán lẻ đứng thứ 3 với 296,8 triệu USD, chiếm 3,85% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 3 tháng đầu năm.

Hàn Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu trong tổng số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam từ đầu năm đến nay. Theo đó, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 3,74 tỷ USD, chiếm 48,61% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 910,8 triệu USD, chiếm 11,81% tổng vốn đầu tư; Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký đạt 823 triệu USD, chiếm 10,68% tổng vốn đầu tư.

Địa phương thu hút FDI mạnh nhất trong 3 tháng đầu năm là tỉnh Bắc Ninh, với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 2,61 tỷ USD, chiếm 33,86% tổng vốn đầu tư; Bình Dương đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký là 1,39 tỷ USD, chiếm 18,04% và TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với gần 600 triệu USD, chiếm 7,78% tổng vốn đầu tư.

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư

Tập đoàn Hàn Quốc coi Vĩnh Phúc là điểm đến thích hợp để đầu tư

Nhiều tiềm năng, ngành y dược vẫn 'khó' hút vốn ngoại

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam

Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) đón dự án FDI trị giá 270 triệu USD

3 yếu tố quan trọng để ngành y dược Việt Nam hút vốn ngoại

Nhận diện động lực tăng trưởng, đảm bảo mục tiêu GDP 2024

Thái Bình lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số cụm công nghiệp

Xem xét quy định chấm dứt dự án chậm tiến độ sau 12 tháng