Chủ nhật 29/12/2024 07:05

Thu hút FDI 11 tháng tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022

Báo cáo về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài cho thấy, 11 tháng Việt Nam đã thu hút thêm 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ đầu năm đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng nhẹ 0,1 điểm phần trăm so với 10 tháng năm nay.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu thu hút FDI

Cụ thể, có 2.865 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt hơn 16,41 tỷ USD. Về điều chỉnh vốn, có 1.152 lượt dự án FDI đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt hơn 6,47 tỷ USD.

Về góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, báo cáo cho biết, trong 11 tháng 2023, có 3.166 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, tổng giá trị vốn góp đạt gần 5,97 tỷ USD.

Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 20,25 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/ 21 ngành kinh tế của Việt Nam trong 11 tháng. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 20,97 tỷ USD, chiếm gần 72,71% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 40,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 11 tháng năm 2023. Trong đó, Quảng Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,11 tỷ USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP Hồ Chí Minh xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,08 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Nội, với tổng vốn đầu tư đăng ký lần lượt là 2,8 tỷ USD, 2,7 tỷ USD và 2,6 tỷ USD.

Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI tiếp tục tăng so với cùng kỳ (2,9%) và so với 10 tháng đầu năm (0,5 điểm phần trăm). Sự đồng hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc chủ động tiếp cận, nắm bắt, tháo gỡ những điểm nghẽn, rào cản pháp lý đang cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp đã giúp doanh nghiệp ổn định và cải thiện sản xuất kinh doanh.

Tính lũy kế đến ngày 20/11/2023, cả nước có 38.844 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 462,4 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt gần 294,2 tỷ USD, bằng 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Linh Đan
Bài viết cùng chủ đề: nhà đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào