Thứ ba 26/11/2024 20:19

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp: Vướng rào cản chính sách

Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn (ISPARD) - về thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Ảnh minh họa

Ông có thể cho biết những rào cản chính cản trở doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn hiện nay?

Năm 2015 chỉ có hơn 3.600 doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, chiếm chưa đến 1% tổng số DN trên cả nước. Năm 2016, số lượng DN đầu tư vào lĩnh vực này tăng lên gần 4.500 DN, trong đó, trên 90% là DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm trên 1% tổng số DN trên cả nước. Nguyên nhân chính khiến DN chưa mặn mà đầu tư vào nông nghiệp là vướng mắc về chính sách đất đai và tín dụng hỗ trợ. Cụ thể, khảo sát nhanh của ISPARD cho thấy, về đất đai có đến 63% DN kêu khó khăn, 46% kêu rất khó khăn; về tín dụng, có đến 70% DN kêu khó khăn khi tiếp cận. Các lĩnh vực khác như bảo hiểm cũng có đến 82,5% DN chưa tiếp cận được…

Liên quan đến khoa học công nghệ (KHCN), hiện tỷ lệ đầu tư của DN nông nghiệp vào lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, có đến 75% DN Việt Nam đang sử dụng máy móc hết khấu hao, đổi mới sáng tạo yếu, chưa có cơ chế gắn kết giữa các chương trình nghiên cứu của các viện, tỷ lệ tổn thất trong và sau thu hoạch cao, logistics và dịch vụ hỗ trợ yếu…

Một vấn đề khác đó là, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách còn ít, chỉ chiếm khoảng 6% trong tổng vốn đầu tư kinh tế, xã hội; vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp 3,72 tỷ USD, chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI vào Việt Nam; còn tài chính vi mô bao gồm các quỹ, hiệp hội… đầu tư vào nông nghiệp nông thôn mới chỉ chiếm 4% GDP.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp nông thôn (ISPARD)

Như vậy, đất đai, bảo hiểm, tín dụng vẫn là những vấn đề mà các DN đang gặp nhiều khó khăn dù đã có nhiều chính sách được ban hành, nguyên nhân do đâu thưa ông?

Thực tế, chủ trương chính sách đã có, tuy nhiên, để DN có thể tiếp cận được các chính sách này lại là một vấn đề. Đơn cử, các DN XK cà phê được miễn thuế VAT, nhưng thủ tục kiểm tra, quyết toán hoàn thuế chậm làm ảnh hưởng đến dòng vốn của DN. Việc hoàn trả thuế thu nhập DN cũng không được hoàn trả ngay bằng tiền mặt mà chỉ được khấu trừ dần.

Thực tế khảo sát cũng cho thấy, đang có nhiều công ty bị áp mức thuế cao đối với sản phẩm nhà kính dùng để sản xuất hoa, thay vì được hưởng thuế suất ưu đãi theo quy định trong luật. Ví dụ, Công ty Rừng hoa Đà Lạt hiện vẫn phải nhập khẩu nhà kính với thuế suất 25%. Chính việc các sản phẩm nông nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào đã đội giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước chứ chưa nói tới thị trường XK.

Vậy theo ông, để chính sách đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, cần lưu ý những vấn đề gì?

Theo tôi, trong quá trình xây dựng chính sách, điều quan trọng là nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng để các DN đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu thông qua những chính sách liên quan đến thuế, nhất là khâu thực hiện.

Bên cạnh đó, cần gắn trách nhiệm cá nhân trong việc thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này. Bởi lẽ, lâu nay, dù chúng ta đã ban hành nhiều chính sách nhưng việc gắn trách nhiệm với nhà đầu tư vẫn chưa thiết thực. Thu hút đầu tư không đơn giản chỉ là đưa ra chính sách, mời gọi nhà đầu tư, mà còn phải sâu sát xem nhà đầu tư vướng mắc ở khâu nào để kịp thời tháo gỡ. Chính quyền địa phương phải là một chính quyền phục vụ DN, vì DN, đồng cam cộng khổ với DN.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hạnh thực hiện

Tin cùng chuyên mục

Nguồn lực tư nhân đóng góp quan trọng phát triển hạ tầng giao thông

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu

10 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tăng 1,8%

10 tháng, Việt Nam thu hút 27,26 tỷ USD vốn FDI

Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

5 triệu USD thúc đẩy phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của khu vực đầu tư nước ngoài

Dự báo một năm thành công của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

TS Phan Hữu Thắng: Năm 2024 Việt Nam có thể thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á

Nhiều triển vọng thu hút FDI từ doanh nghiệp Hàn Quốc

Hà Nội: Cơ hội bứt phá dòng vốn đầu tư khi Luật Thủ đô 2024 chính thức có hiệu lực

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhận tài trợ cho khu vực tư nhân của JICA

TP. Hồ Chí Minh: Mời gọi đầu tư 23 dự án văn hóa - thể thao, tổng vốn hơn 23.800 tỷ đồng

Bài toán tài chính của Gen Z: Nên mua hay thuê nhà, đầu tư vào đâu?

9 tháng, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 6,8%

JICA cam kết kiên định với tầm nhìn dài hạn, tôn trọng quyền tự chủ của quốc gia đối tác

WB hé lộ thông tin quan trọng trong Báo cáo Sẵn sàng kinh doanh

Dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam tăng 11,6%

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư