Thứ ba 24/12/2024 07:37

Thu hút đầu tư tại Bắc Ninh: Khó đảm bảo tiêu chí “2 ít 3 cao”

Nằm trong top địa phương đứng đầu hút vốn FDI nhưng quy mô các dự án FDI của Bắc Ninh khá hạn chế, điều này đặt ra nghi ngại khó đảm bảo tiêu chí “2 ít 3 cao".

Hiệu quả thu hút đầu tư còn hạn chế

Theo báo cáo của Cục Thống kê Bắc Ninh, 5 tháng đầu năm nay, địa phương có thêm 202 dự án đầu tư nước ngoài đăng ký mới, tăng tới 95 dự án (tăng 88,8%) so với cùng kỳ và 660,9 triệu USD vốn đăng ký mới, tăng 127,6 triệu USD (tăng 23,9%). Trong đó, các nhà đầu tư chủ yếu đến từ Trung Quốc 127 dự án; Hồng Kông (Trung Quốc) 29 dự án; Singapore 19 dự án.

Bắc Ninh tiếp tục thu hút nhiều dự án FDI. Ảnh minh họa

Ngoài ra, còn điều chỉnh vốn cho 70 dự án (tăng 10 dự án), với số vốn điều chỉnh tăng 445,6 triệu USD (tăng 148,5 triệu USD); góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 24 lượt (tăng 6 lượt), với giá trị 28,9 triệu USD (tăng 19,7 triệu USD); thu hồi 29 dự án (tăng 11 dự án) với tổng vốn đầu tư 24,5 triệu USD (giảm 11,3 triệu USD).

Riêng tháng 5, cấp mới đăng ký đầu tư cho 45 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 110,13 triệu USD (trong đó có 1 dự án lớn của Singapore đầu tư vào ngành cho thuê nhà xưởng và kinh doanh bất động sản, với số vốn 65 triệu USD); điều chỉnh vốn cho 13 dự án, với số vốn điều chỉnh tăng 20,8 triệu USD; chấm dứt hoạt động 4 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,26 triệu USD.

Nhìn vào con số trên, giới chuyên gia kinh tế nhận định, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục tăng lên. Điều này cũng cho thấy quyết tâm nỗ lực của toàn hệ thống chính trị của địa phương trong việc chung tay đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký mới của doanh nghiệp FDI 5 tháng đầu năm 2024 lại tăng thấp hơn nhiều mức tăng về số dự án (số dự án tăng 88,8% trong khi vốn đăng ký mới tăng 23,9%), như vậy hiệu quả thu hút đầu tư sẽ bị hạn chế, chưa đảm bảo với tiêu chí của tỉnh đề ra “2 ít 3 cao”.

Là địa phương có diện tích nhỏ nên Bắc Ninh xác định thu hút đầu tư theo chủ trương “2 ít 3 cao”. Trong đó, “2 ít” là ít sử dụng đất với diện tích lớn, ít sử dụng nhiều lao động, bởi các khu công nghiệp tập trung trong tỉnh Bắc Ninh hiện có quy mô lên tới 500 nghìn lao động. Với quy mô này, số lao động địa phương chỉ đáp ứng được 25%, còn lại là lao động nhập cư. Lượng lao động nhập cư lớn sẽ tạo áp lực lớn cho hạ tầng của tỉnh, vì vậy tập trung những dự án sử dụng ít lao động cũng là để giảm áp lực lên hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương.

Còn “3 cao” chính là thu hút các dự án có suất vốn đầu tư cao, hiệu quả cao để thu về ngân sách cao và hàm lượng công nghệ cao.

Cùng chung sự lo ngại này, đại diện Cục Thống kê Bắc Ninh nhận định, với số dự án tăng nhiều nhưng vốn đăng ký lại tăng không đáng kể cho thấy quy mô các dự án đầu tư FDI còn hạn chế.

Hướng vào công nghiệp công nghệ “xanh”

Vượt qua thách thức và khai thác cơ hội thu hút FDI, Bắc Ninh tiếp tục thực hiện mục tiêu “kép” trong công tác xúc tiến đầu tư: Vừa chủ động tiếp xúc với đối tác tiềm năng tại nước ngoài, vừa tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo động lực mới phát triển toàn diện các ngành kinh tế theo hướng bền vững.

Cụ thể hóa chủ trương, thời gian gần đây, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với nhiều nước trên thế giới như Trung quốc, Hàn Quốc, Singapore và một số quốc gia tại Tây Á, Lục địa châu Phi.

Mới đây, tỉnh Bắc Ninh đã được Bộ Công Thương chọn là một trong các địa phương đầu tiên để kết nối tổ chức xúc tiến đầu tư với Hiệp hội doanh nghiệp Phúc Kiến tại Quảng Tây, Trung Quốc. Đây là dịp để hai bên trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử và nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp Phúc Kiến mong muốn khảo sát khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.

Cùng với việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, trong định hướng phát triển, tỉnh Bắc Ninh vẫn giữ vững chủ trương lựa chọn các dự án đầu tư theo tiêu chí “2 ít 3 cao” nhằm khai thác lợi thế của địa phương, thu hút dự án phù hợp với quy hoạch tỉnh theo hướng tăng hàm lượng các dự án sử dụng công nghệ cao và sử dụng đất có hiệu quả.

Tại Quyết định số 49/QĐ-UBND về Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024, ông Vương Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu cần thu hút đầu tư “xanh”, công nghiệp công nghệ cao (pin năng lượng, chất bán dẫn, chíp…), công nghiệp hỗ trợ (sản xuất phụ tùng ô tô….) gắn với phương pháp quản lý, quản trị tiên tiến; công nghệ đầu cuối 5G, 6G; nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch; các tổ hợp thương mại dịch vụ cao cấp (trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, dịch vụ về đào tạo, y tế quốc tế…); các dự án đầu tư hạ tầng, phát triển đô thị, sinh thái, thương mại dịch vụ….

Đồng thời thu hút đầu tư có chọn lọc gắn với việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao năng lực, kinh nghiệm quản lý và vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời xây dựng mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, hình thành chuỗi cung ứng mới.

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, phát biểu kết luận tại Hội nghị cải thiện các chỉ số điều hành, quản trị địa phương tỉnh Bắc Ninh năm 2024 diễn ra ngày 6/6, bà Nguyễn Hương Giang - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp thu đầy đủ và cụ thể hóa những đề xuất, khuyến nghị của chuyên gia, những khó khăn vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để làm cơ sở bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách, hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh theo hướng “tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hiện đại” vì sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp; tiếp tục củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với chính quyền tỉnh, hướng tới những mục tiêu cao, lớn hơn, xa hơn trong thời gian tới.

Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định 7 nhóm ngành, lĩnh vực phù hợp với lợi thế phát triển sẵn có tại Bắc Ninh và xu hướng phát triển trong tương lai, bao gồm: Sản xuất thiết bị điện tử; sản xuất công nghệ cao (sản xuất phụ tùng hàng không, thiết bị đầu cuối, thiết bị/linh kiện năng lượng tái tạo...); du lịch; logistics; thương mại; dịch vụ công nghệ thông tin và sản xuất dược phẩm.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Bắc Ninh

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa