Thứ năm 15/05/2025 20:16

Thông xe cầu vượt hình chữ Y ngã 6 Gò Vấp, xóa điểm đen ùn tắc

Ngày 31/10, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ thông xe nhánh cầu Phạm Ngũ Lão- Nguyễn Oanh thuộc dự án xây dựng cầu vượt chữ Y tại nút giao thông ngã 6 Gò Vấp. Với chiều dài cầu hơn 280 m, rộng 6m, phân 2 làn xe, khi đưa vào sử dụng sẽ giảm kẹt xe đến 80% ở nút giao này.
Lễ cắt băng thông xe

Sau khi thông xe nhánh cầu thứ nhất, nhánh cầu thứ hai Phạm Ngũ Lão- Nguyễn Oanh do vướng giải tỏa mặt bằng trên đường Phạm Ngũ Lão nên đến đầu tháng 6/2017 mới được khởi công. Sau 5 tháng thi công nhánh cầu vượt cầu vượt chữ Y đã chính thức được đưa vào sử dụng. Với kết cấu cầu bằng thép có chiều dài hơn 280 m, rộng 6 m gồm 8 nhịp liên tục cho hai làn xe lưu thông cùng hệ thống lắp đặt đèn chiếu sáng, thoát nước, trồng cây xanh với mức đầu tư hơn 57 tỷ đồng và hoàn thành trước tiến độ 2 tháng.

Công trình xây dựng cầu vượt bằng thép dạng chữ Y gồm 2 nhánh cầu với đoạn chung nằm trên đường Nguyễn Oanh rộng 11,5 m. Nhánh thứ nhất Nguyễn Oanh- Nguyễn Kiệm khởi công từ tháng 9/2016 và đưa vào sử dụng tháng 1/2017 với chiều dài 240,7 m, rộng 6 m. Dự án tổng mức đầu tư 405,7 tỷ đồng.

Cầu vượt chữ Y nút giao thông ngã 6 Gò Vấp thông xe sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe tại khu vực này vào giờ cao điểm hàng ngày kéo dài trong nhiều năm qua

Ông Trịnh Linh Phương- Phó Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 (Sở GTVT TP.Hồ Chí Minh)- cho biết, nút giao thông Ngã 6 là một trong những “điểm đen” về tình trạng kẹt xe nhiều năm liền ở thành phố. Việc hoàn thiện công trình cầu vượt này sẽ giúp người dân đi lại dễ dàng hơn, tạo thông thoáng cho khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, công trình này cũng góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông thành phố, khi đưa vào sử dụng nhánh cầu này, việc lưu thông bên dưới cầu không thay đổi. Phương tiện lưu thông một chiều trên cầu theo hướng từ đường Phạm Ngũ Lão đến đường Nguyễn Oanh. Tuy nhiên, có một số loại xe bị cấm lên cầu bao gồm xe có tải trọng trên 10 tấn, xe đạp, xe ba bánh, người đi bộ, tốc độ lưu thông tối đa 30km/h.

Đến thời điểm này TP. Hồ Chí Minh có 7 cầu vượt bằng thép đã đưa vào sử dụng gồm cầu vượt ngã tư Thủ Đức (quận Thủ Đức), ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), vòng xoay Lăng Cha Cả, Hoàng Hoa Thám- Cộng Hòa (quận Tân Bình), nút giao Nguyễn Tri Phương- Lý Thái Tổ- Ba Tháng Hai (quận 10), cầu vượt chữ Y bằng thép tại ngã 6 Cây Gõ (quận 6 và quận 11) và vòng xoay Phạm Văn Đồng- Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp, Tân Bình) và nút giao Hồng Hà- Trường Sơn cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất được đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Lê Cương

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ hướng dẫn bố trí nhân sự sau sáp nhập xã, phường

Lào Cai ban hành công điện hoả tốc ứng phó với mưa lũ

Đắk Lắk: Dự kiến hơn 1.000 người nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc

Sáp nhập Khánh Hòa, Ninh Thuận: Cơ hội 'vàng' bứt phá kinh tế

Kiểm toán các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên

Ông Thái Bảo giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khởi công dự án du lịch 1 tỷ USD

Lào Cai: Sạt lở đất trong đêm vùi lấp nhà dân tại Sa Pa

Chuyển đổi số tại Nghệ An: 'AI thực chiến, bí quyết thành công'

Quảng Bình: Gỡ vướng trong giải phóng mặt bằng

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông