Thứ ba 24/12/2024 09:05

Thông tin mới về việc thương mại hóa 5G, đấu giá kho số viễn thông

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, lộ trình thương mại hóa 5G diện rộng chỉ được xác định khi đấu giá tần số 5G thành công.

Đã giao nhiệm vụ với các mốc thời gian cụ thể

Tại buổi họp báo Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây, phóng viên Báo Công Thương đặt câu hỏi về việc, dù đã thí điểm thành công sóng 5G tại Hồ Gươm và một số điểm khác nhưng Việt Nam vẫn chưa lọt vào danh sách các quốc gia chính thức thương mại hóa 5G.

Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ thương mại hóa mạng 5G trong năm 2023 bằng một phần thiết bị 5G trong nước sản xuất. Tuy nhiên, có một số lo ngại về thời điểm thương mại hóa công nghệ 5G có khả năng sẽ bị trễ hẹn.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, việc thương mại hóa mạng 5G sẽ được thực hiện theo nguyên tắc: Phát triển hạ tầng viễn thông đi trước một bước, là nền tảng từng bước phát triển các ứng dụng, dịch vụ của 5G, nâng cao nhu cầu thị trường, góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Việc thương mại hóa mạng 5G dựa trên cơ sở đấu giá và cấp phép băng tần triển khai 5G và cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho các doanh nghiệp.

“Lộ trình thương mại hóa 5G diện rộng chỉ được xác định khi đấu giá tần số 5G thành công. Hiện nay thiết bị đầu cuối hỗ trợ 5G đã trở nên rẻ và phổ biến hơn nhiều so với 2-3 năm trước đây” - ông Nguyễn Phong Nhã cho hay.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký quyết định số 1652/QĐ-BTTTT ngày 28/8/2023 về kế hoạch thực hiện thương mại hóa 5G, trong đó đã giao nhiệm vụ với các mốc thời gian cụ thể cho các đơn vị thuộc Bộ để tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số, cấp giấy phép cho doanh nghiệp trúng đấu giá vào cuối năm 2023.

Khoảng 2,8 triệu thuê bao đang sử dụng dịch vụ thử nghiệm 5G

Liên quan đến dự án Luật Viễn Thông (sửa đổi), vừa qua tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cũng đã cho ý kiến, tuy nhiên vấn đề về đấu giá kho số viễn thông cũng nhận được nhiều ý kiến.

Đại diện Cục Viễn thông cho hay, Luật Viễn thông năm 2009 đã quy định việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, cho đến nay, việc đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông chưa thực hiện được trên thực tế. Nguyên nhân chủ yếu là do khó xác định được đầy đủ các loại mã, số viễn thông có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ để thực hiện đấu giá và khó xác định giá khởi điểm để đấu giá như quy định tại Luật Viễn thông năm 2009.

Vì vậy, để khắc phục các vướng mắc này, bảo đảm tính khả thi trong triển khai đấu giá quyền sử dụng kho số viễn thông, dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định cụ thể về đấu giá kho số.

Đó là, quy định cụ thể các loại tài nguyên viễn thông cấp qua hình thức đấu giá, bao gồm: mã mạng di động mặt đất, số thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng cho thuê bao viễn thông là người, số dịch vụ ứng dụng tin nhắn ngắn, số dịch vụ giải đáp thông tin.

Đồng thời, quy định cách thức xác định giá khởi điểm cho từng loại kho số viễn thông nêu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước và mức tiêu dùng của người dân.

Cụ thể, giá khởi điểm đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất được xác định bằng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người theo giá hiện hành của năm liền kề trước thời điểm đấu giá tính cho một ngày.

Giá khởi điểm để đấu giá mã mạng di động mặt đất, số dịch vụ ứng dụng tin nhắn ngắn, số dịch vụ giải đáp thông tin bằng phí sử dụng 1 năm của mã, số đó.

Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đề nghị đấu giá mã mạng di động mặt đất, số dịch vụ ứng dụng tin nhắn ngắn, số dịch vụ giải đáp thông tin ngoài các mã, số do Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra đấu giá thì giá khởi điểm là 5 năm phí sử dụng của mã, số tương ứng.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ 5G cho 3 doanh nghiệp (Viettel, VNPT, MobiFone) để thử nghiệm tại 59 tỉnh, thành phố trên cả nước. "Hiện tại, các doanh nghiệp đã triển khai trên thực tế 824 trạm gNodeB trên các tỉnh, thành phố được cấp phép với khoảng 2,8 triệu thuê bao đang sử dụng dịch vụ thử nghiệm" - Cục Viễn thông thông tin.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội

30 chiếc Suzuki Jimny tham gia cuộc đua địa hình từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Nai

Các xu hướng đe dọa mạng mới cần theo dõi trong năm 2025 và sau đó

HPT D-DAY 2024: Chia sẻ công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang bước sang giai đoạn mở rộng quy mô, chiều sâu

Triển lãm Quốc phòng: Bắt gặp mẫu siêu xe điện Jaguar I-Pace thuộc sở hữu của Đại sứ quán Anh

Lý do tỷ phú Phạm Nhật Vượng dừng VinFast VF 8 với dịch vụ taxi Xanh SM Luxury

Hai hãng ô tô Honda và Nissan sắp về chung một nhà?

Ký kết hợp tác chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng ngành logistics Việt Nam

Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về xếp hạng chỉ số dịch vụ công trực tuyến

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Ô tô nhập khẩu tăng mạnh, 11 tháng đạt gần 161.000 xe

Mẫu sedan hạng sang Audi A6 phiên bản mới tại thị trường Việt Nam có giá bán lẻ từ 2,299 tỷ đồng

Dự đoán thị trường ô tô: Khi nào giá xe điện bằng giá xe xăng?

Subaru Crosstrek giành giải “Ô tô của năm 2024” phân khúc Crossover B+/C-

Sigma OTT lọt top sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Nội 2024

Nhà Thông Minh Rạng Đông: Giải pháp sống tiện nghi và bền vững cho tương lai xanh

Camry 2024 chính thức có giá bán, bản cao nhất hơn 1,5 tỷ đồng

Toyota tham gia thị trường xe điện bằng chiếc xe dựa trên nền tảng Suzuki

LETCO góp phần hiện thực hoá mục tiêu chiến lược khoa học, công nghệ ngành Công Thương