Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Hợp nhất 2 bộ đánh dấu bước ngoặt quan trọng

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, việc hợp nhất 2 bộ thành Bộ Khoa học và Công nghệ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghệ số là lực lượng sản xuất cơ bản trong kỷ nguyên mới Khoa học - công nghệ: Đánh trúng vào các điểm nghẽn kéo dài Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Đánh dấu bước ngoặt quan trọng

Sáng 1/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu

Tại buổi lễ, đại diện Vụ Tổ chức Cán bộ công bố Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 19/2/2025 điều động, bổ nhiệm ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 19/2/2025 điều động, bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Phương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Các quyết định có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng chúc mừng hai Thứ trưởng: Phạm Đức Long, Bùi Hoàng Phương và mong muốn hai Thứ trưởng luôn vững vàng, bản lĩnh, cống hiến hết sức mình để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, việc hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ thành Bộ Khoa học và Công nghệ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

“Bộ mới không chỉ kế thừa chức năng, nhiệm vụ của hai bộ trước đây, mà còn được Trung ương, Chính phủ giao thêm những trọng trách mang tính đột phá, ví dụ như phát triển các công nghệ chiến lược của quốc gia” - Bộ trưởng nói.

Nếu trước đây, Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung vào hạ tầng bưu chính viễn thông, hạ tầng số, công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số; còn Bộ Khoa học và Công nghệ (cũ) quản lý toàn diện về khoa học và công nghệ thì bây giờ, bộ 3 khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ được đặt chung trong một tổ chức thống nhất tạo nên sức mạnh cộng hưởng để đưa Việt Nam phát triển nhanh hơn, mạnh hơn trong kỷ nguyên mới, là động lực chính để Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

"Nhiệm vụ của bộ mới không chỉ gấp đôi, mà còn nặng nề hơn rất nhiều, với sự ra đời của Nghị quyết 57, với sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong khi đó, số lượng lãnh đạo bộ về cơ bản là không thay đổi” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Cần cách tiếp cận mới, tư duy mới

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, điều này đòi hỏi từng đồng chí trong tập thể lãnh đạo Bộ, đặc biệt là hai đồng chí vừa được bổ nhiệm hôm nay phải không ngừng nỗ lực tận tâm, tận lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, với các giá trị cốt lõi là tiên phong, sáng tạo, đột phá, trung dũng, nghĩa tình; và với phương châm hành động là làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các Thứ trưởng: Bùi Thế Duy, Lê Xuân Định, Hoàng Minh chúc mừng Thứ trưởng Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, các Thứ trưởng: Bùi Thế Duy, Lê Xuân Định, Hoàng Minh chúc mừng Thứ trưởng Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương

Không chỉ là sự kết hợp về tổ chức, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, điều quan trọng hơn là sự thống nhất, quy tụ về tư duy, phương thức làm việc và tinh thần đổi mới sáng tạo. “Chúng ta cần một cách tiếp cận mới, tư duy mới để thực sự tạo ra đột phá cho ngành, bộ của chúng ta” - Bộ trưởng nói.

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là 3 trụ cột quan trọng để phát triển đất nước. Bộ Khoa học và Công nghệ mới sẽ là lực lượng nòng cốt để hiện thực hóa Nghị quyết quan trọng này.

Người đứng đầu ngành khoa học và công nghệ bày tỏ, chúng ta cần tiên phong trong việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ và phát triển các mô hình đổi mới sáng tạo. Công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn, năng lượng mới, năng lượng tái tạo sinh học không còn là xu hướng tương lai mà đã trở thành công cụ thiết yếu giúp nâng cao năng suất, hiệu quả trong mọi lĩnh vực.

Từ ngày 1/3/2025, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ gồm có: Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 5 Thứ trưởng: Bùi Thế Duy, Lê Xuân Định, Phạm Đức Long, Hoàng Minh, Bùi Hoàng Phương.
Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Khoa học và Công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Liên quan tới ồn ào từ thiện Phạm Thoại và mẹ bé Bắp, Báo Công Thương đã tiếp cận được báo cáo kiểm toán, hé lộ nhiều dữ kiện chưa từng công bố.
Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Chủ tịch Quốc hội Armenia nhấn mạnh Armenia coi Việt Nam không chỉ là một người bạn mà còn là một đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu ở khu vực.
Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng yêu cầu cần chính sách đặc thù, vượt trội, hiện đại, cạnh tranh để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng

Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng

Ngày 3/4, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki, khẳng định quan hệ 2 nước tiếp tục phát triển sau hơn 1 năm trở thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Trong sóng lớn hội nhập, nếu không có rễ vững nội lực, mọi cánh buồm ngoại lực cũng dễ gãy. Muốn vươn mình, Việt Nam phải khởi phát từ chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về chính sách thuế đối ứng mới của Mỹ do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu.
Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng, thương vụ đã chủ động liên hệ với các đối tác, tìm hiểu kỹ hơn các căn cứ để tìm giải pháp thích ứng.
Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.033 kiến nghị của cử tri.
Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Sáng 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 (giờ Mỹ) cho biết sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Chiều 2/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thúc đẩy kinh tế.
Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Ngày 2/4, Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh.
Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và mong muốn giữ vững mối quan hệ tốt đẹp.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc cấp xã phải chủ động hơn trong nhiều lĩnh vực như quản lý y tế, giáo dục và xóa đói, giảm nghèo...
Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Cần "mạnh dạn, tin tưởng giao việc khó cho thành phần kinh tế tư nhân".
Bộ Công Thương tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA

Bộ Công Thương tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA

Bộ Công Thương có Văn bản 2092/BCT-TCCB ngày 25/3/2025 về việc tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79 của Bộ Công an về tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh.
Nhà vua Vương quốc Bỉ: Hải Phòng có nhiều lợi thế tạo ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Bỉ

Nhà vua Vương quốc Bỉ: Hải Phòng có nhiều lợi thế tạo ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Bỉ

Chiều 2/4, lãnh đạo TP. Hải Phòng tiếp đón Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde cùng Đoàn công tác thăm và làm việc tại Hải Phòng.
Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu.
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Theo Thường trực Ban Bí thư, thời gian từ nay đến Đại hội XIV chỉ còn khoảng 9 tháng, đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ.
Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 để xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương tinh, gọn, mạnh.
Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương

Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương 'tinh, gọn, mạnh'

Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13 thảo luận Đề án quân sự địa phương "tinh, gọn, mạnh", nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Armenia

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Armenia tiếp tục tạo nền tảng để thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại - đầu tư...
Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Một nghị định, một lời khẳng định - Bài 1: Nghị định và lòng tin chiến lược

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, khẳng định vai trò đối tác tin cậy, có trách nhiệm và luôn nỗ lực vì lòng tin chiến lược.
Mobile VerionPhiên bản di động