Thứ tư 27/11/2024 05:18

Thông tin mới về việc Campuchia sẽ kiểm tra mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Campuchia đã thông tin về việc cơ quan chức năng Campuchia sẽ kiểm tra mì ăn liền nhập khẩu từ Việt Nam.

Vừa qua, bản tin thị trường của Thương vụ Việt Nam tại Campuchia (Bộ Công Thương) dẫn thông tin từ Khmer Times ngày 27/7, sau khi Liên minh châu Âu phát hiện một số mì nhập khẩu từ Việt Nam có chứa ethylene oxide (chất cấm sử dụng trong thực phẩm), các cơ quan Campuchia cho biết sẽ tiến hành kiểm tra và ngăn chặn nhập khẩu các loại mì Việt Nam có chứa chất này.

Ông Phan Oun - thành viên của Chính phủ, phụ trách Tổng Cục trưởng Tổng cục Bảo vệ người tiêu dùng, Cạnh tranh và Chống gian lận (KPR) cho biết, nếu phát hiện loại mì này vào thị trường Campuchia, Tổng cục KPR sẽ vào cuộc để thu hồi; đồng thời cho biết thêm Tổng cục Hải quan sẽ chỉ đạo với Hải quan các địa phương để phân loại các loại mì này vào loại hàng hóa rủi ro và cần có giấy chứng nhận không chứa chất ethylene oxide đối với mì nhập khẩu trong thời gian tới.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Văn Trường - đại diện Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho biết, trong điều 4 Prakas số 263 C về thủ tục kiểm tra thực phẩm nhập khẩu có quy định: Thực phẩm nhập khẩu vào Campuchia phải đáp ứng yêu cầu về an toàn của Campuchia hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, dù trong luật Campuchia có đang cấm hay không; hiện tại Campuchia viện dẫn tiêu chuẩn EU và sẽ tịch thu nếu hàng hoá của Việt Nam vi phạm giống như lô hàng sang châu Âu như ông Phan Oun đã tuyên bố.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Campuchia cho biết sẽ tìm hiểu kỹ thêm về vấn đề này và cập nhật thông tin mới. Hiện tại, Hải quan Campuchia chưa yêu cầu giấy chứng nhận ethylene oxide, nhưng Tổng cục Bảo vệ người tiêu dùng cạnh tranh và chống gian lận sẽ phối hợp với Tổng cục Hải quan để bổ sung mì vào nhóm hàng rủi ro và cần giấy chứng nhận ethylene oxide. Như vậy, nếu họ bổ sung xong, Hải quan Campuchia có thể yêu cầu giấy chứng nhận ethylene oxide đối với các lô hàng mì khi làm thủ tục nhập khẩu vào Campuchia.

Khi nhận được thông tin trên báo chí về việc này, Thương vụ đã thông báo ngay về Vụ Thị trường châu Á - châu Phi. Vụ thị trường châu Á - châu Phi đã có những trao đổi để làm rõ thêm một số thông tin để gửi cảnh báo cho các doanh nghiệp của Việt Nam.

Thu Trang
Bài viết cùng chủ đề: Tổng cục Hải quan

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Liên minh châu Âu công bố danh sách cấp chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm nhập từ Việt Nam

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu