Thứ sáu 08/11/2024 04:21

Thói quen mua sắm thay đổi ra sao sau đại dịch?

Theo đơn vị nghiên cứu của công ty chứng khoán SSI (SSI Research), đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực lên ngành bán lẻ trong năm 2020. Đồng thời thay đổi các thói quen mua sắm.

4 yếu tố tác động đến thói quen mua sắm

Theo SSI, Covid-19 tác động tiêu cực đến ngành bán lẻ thể hiện qua các yếu tố: Chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu giảm; lượt khách tới cửa hàng giảm; các cửa hàng không thiết yếu bị buộc phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa, và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Mua sắm online trở thành xu hướng chính

Thực tế, Việt Nam đã áp dụng phong tỏa toàn quốc trong vòng 2 tuần hồi tháng 4/2020 nhằm kiểm soát làn sóng đại dịch đầu tiên. Trong tháng 8, một đợt phong tỏa quy mô nhỏ đã được thực hiện tại một số tỉnh, thành phố. Trong những đợt phong tỏa, các cửa hàng không thiết yếu bị bắt phải đóng cửa, bao gồm các cửa hàng trang sức, điện tử tiêu dùng, nhà hàng quán bar… Đây là nguyên nhân khiến doanh thu bán lẻ ảnh hưởng trong những tháng đầu năm.

Theo Tổng cục Thống kê cho rằng, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm làm nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân giảm, nhiều doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và một bộ phận lao động phải nghỉ việc không lương nên nhìn chung chi tiêu của người dân phải tiết kiệm hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh. Tuy vậy, khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, sức mua trên thị trường bắt đầu có nhiều dấu hiệu hồi phục, một số mặt hàng thiết yếu tăng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Cũng theo đơn vị nghiên cứu SSI Research, một phương thức thích nghi với với đại dịch Covid-19 là xu hướng chuyển dịch từ mua hàng offline sang online. Tổng doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam ước tăng 16% so với cùng kỳ lên 14 tỷ USD năm 2020, theo e-Conomy SEA.

Xét theo loại hàng, thực phẩm và tạp hóa ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2015-2020, được phản ánh qua mức tăng tỷ trọng ấn tượng trong tổng doanh thu thương mại điện tử (từ 4% năm 2015 lên 11% năm 2020). Do loại hàng này có giá trị thấp, và không yêu cầu dịch vụ hậu mãi, nên xu hướng chuyển dịch từ tiêu dùng offline sang online khá rõ ràng.

Một ví dụ SSI Research dẫn chứng cho biết, mặc dù kênh trực tuyến đóng góp khá khiêm tốn trong tổng doanh thu của PNJ, bán hàng online vẫn là xu hướng không thể chối bỏ. Cụ thể như PNJ đã nâng cấp website nhằm cải thiện tương tác với khách hàng, và đưa mảng kinh doanh trang sức bạc (PNJ Silver) lên một số kênh thương mại điện tử như Shopee và VNShop. Mặc dù kênh trực tuyến và thương mại điện tử không thực sự phù hợp với sản phẩm trang sức vàng, kênh trực tuyến vẫn đóng vai trò quan trọng giúp PNJ giao tiếp với khách hàng của mình.

Mua sắm online được ưa chuộng, nhưng kênh offline vẫn có chỗ đứng riêng

Tuy đã có sự chuyển dịch rõ ràng nhưng theo SSI, xu hướng mua hàng online mới chủ yếu phổ biến ở khu vực thành thị, nơi có nhiều bên thứ ba cung cấp dịch vụ vận chuyển. Trong khi đó, do dịch vụ vận chuyển qua bên thứ ba khá hạn chế tại khu vực nông thôn, thì người tiêu dùng tại đây vẫn ưu tiên mua sắm tại cửa hàng. Bên cạnh đó, mua sắm onlien không không phù hợp với tất cả các mặt hàng, đặc biệt với một số sản phẩm nhất định như sản phẩm có giá trị, vàng, trang sức… kênh bán hàng online khó có thể thay thế được kênh bán hàng offline.

Kênh offline vẫn có dư địa phát triển

Về kênh phân phối, trong quý 3, kênh hiện đại chiếm đến 14% chỉ số bán lẻ, tăng từ mức 11% của quý 4/2019, theo Nielsen. Nguyên nhân là ngay trước đợt phong tỏa đầu tiên hồi tháng 4, hiện tượng mua sắm hoảng loạn đã diễn ra trên toàn quốc. Các chợ truyền thống tranh thủ tăng giá, khiến người tiêu dùng chuyển sang mua hàng tại các cửa hàng bách hóa hiện đại do có giá bình ổn hơn. Ngoài ra, với quy định chặt chẽ về phòng chống dịch (đeo khẩu trang và cung cấp dung dịch sát khuẩn tay tại cửa hàng), các cửa hàng bách hóa hiện đại cho người tiêu dùng một môi trường mua sắm an toàn hơn hẳn chợ truyền thống, nhờ đó tăng được thị phần.

Trong 11 tháng năm 2020, doanh thu BHX (chuỗi cửa hàng bách hóa của MWG) tăng mạnh 103% so với cùng kỳ lên 19.166 tỷ đồng. Số lượng cửa hàng mở mới (thuần) kể từ đầu năm đạt 679 cửa hàng, đưa tổng số cửa hàng lên 1.687 vào cuối tháng 11. Đối với Vinmart+, doanh thu tăng mạnh 56,5% so với cùng kỳ, mặc dù đã đóng 421 cửa hàng trong 9 tháng.

Bảo Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Mua sắm

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 4/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trầm lắng tuần cuối tháng 10

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/11: Giá kim loại quý lao dốc

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 31/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang ‘lấy lại’ sắc xanh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 73): Các chiến lược trong giao dịch Hợp đồng quyền chọn (Phần 8)

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 30/10: Lực mua chiếm ưu thế kéo chỉ số MXV-Index phục hồi

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/10: MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng hơn một tháng

Hàng trăm khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ họp bàn về ý tưởng mùa lễ hội

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 28/10: Giá dầu thế giới tăng hơn 4%

Đưa bán hàng đa cấp về đúng bản chất bán lẻ hàng hoá

WinMart và Đại sứ quán Hoa Kỳ hợp tác phân phối hàng nhập khẩu giá tốt

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/10: Giá ca cao tiếp tục dẫn dắt đà giảm

Bộ Công Thương quyết định thu hồi giấy phép phân phối rượu của hai doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/10: Giá dầu quay đầu giảm, giá ngô tăng phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/10: Giá bạc lên mức cao nhất trong 12 năm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/10: Chỉ số MXV-Index phục hồi, chấm dứt chuỗi giảm 5 phiên

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 2 doanh nghiệp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 18/10: Thị trường hàng hóa nguyên liệu trải qua tuần giao dịch ‘đỏ lửa’

Hà Nội: Thị trường hoa tươi đắt khách ngày 20/10