Chủ nhật 22/12/2024 16:07

Thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng tại các doanh nghiệp cảng biển

Nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cảng biển của Việt Nam đang ở trong tình trạng thiếu hụt nghiệm trọng.

Thiếu hụt nhân lực ngành cảng biển

Báo cáo Kỹ năng ngành nghề cảng Việt Nam giai đoạn 2024-2028 vừa được công bố cho thấy, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cảng biển của Việt Nam với khối điều khiển phương tiện thiết bị và khối khai thác, kỹ thuật, bốc xếp (lao động trực tiếp) luôn ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng, nguyên nhân thiếu hụt do khó tuyển dụng nhân sự.

Liên quan đến nhân lực trong ngành cảng biển, theo Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải): Hiện tại các doanh nghiệp cảng biển gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng được lao động có kỹ năng, trình độ chuyên môn, đi đôi với việc thiếu về số lượng do phần lớn người lao động chưa được đào tạo chuyên sâu. Theo đánh giá, chỉ khoảng 10% được đào tạo đúng ngành nên doanh nghiệp khi tuyển dụng thông thường phải mất 1-2 năm để đào tạo lại.

Đặc biệt, tính riêng cảng biển, đến năm 2030, Việt Nam dự kiến có khoảng 1.000 cầu cảng và đang phấn đấu đạt khoảng 1,5 tỷ tấn/năm với số lượng container từ 27 triệu TEU/năm nâng lên thành 54 triệu TEU/năm vào năm 2030. Theo đó, nguồn nhân lực chuyên ngành cho cảng biển nhất thiết phải tăng, nhu cầu rất lớn.

Báo cáo Kỹ năng ngành nghề cảng Việt Nam giai đoạn 2024-2028 vừa được công bố. Ảnh: CTV

Trong đó, các lý do khó tuyển dụng nhân sự ngành cảng biển được đưa ra trong báo cáo là, ứng viên thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn; ít cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo ngành cảng; thiếu chứng chỉ nghề chuyên ngành và thời gian, môi trường lao động khắc nghiệt; mức lương cạnh tranh cùng yêu cầu cam kết làm việc dài hạn.

Trên cơ sở đó, giải pháp cho vấn đề thiếu hụt nhân sự khối lao động trực tiếp được các doanh nghiệp cảng biển thực hiện là đào tạo nội bộ. Theo thống kê, có tới 40,5% doanh nghiệp trong ngành thường xuyên đào tạo nội bộ và 7,1% luôn luôn áp dụng hình thức này.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu nhân lực, doanh nghiệp cũng tiến hành luân chuyển nội bộ và đào tạo bổ sung trong nước, với 28,6% thực hiện thường xuyên và 4,8% luôn luôn áp dụng hình thức luân chuyển nội bộ và đào tạo bổ sung. Để đáp ứng nhu cầu nhân sự, doanh nghiệp ngành cảng biển cũng liên tục tìm kiếm các nguồn tuyển dụng mới, trong đó 23,8% doanh nghiệp thực hiện thường xuyên và 9,5% doanh nghiệp luôn áp dụng hình thức này.

Báo cáo cũng chỉ ra 5 kiến thức, kỹ năng quan trọng nhất đối với thành công trong công việc của nhân sự khối trực tiếp tại cảng có sự tương đồng ở những kiến thức, kỹ năng quan trọng nhất, bao gồm: Phòng cháy chữa cháy; An toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp; an toàn giao thông và an ninh cảng; xử lý tình huống khẩn cấp và hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ.

5 xu hướng phát triển ngành cảng giai đoạn 2024-2028

5 xu hướng phát triển ngành cảng trong giai đoạn 2024-2028 được nêu trong báo cáo có tác động đến nhu cầu nhân sự ở cấp vận hành cảng, bao gồm: Cảng điện tử và cảng thông minh; thiết bị xếp dỡ tự hành; cảng xanh (sử dụng nhiên liệu sạch); robot và tự động hóa; trí tuệ nhân tạo (AI).

“Đây là những xu hướng công nghệ xanh phù hợp với chiến lược hội nhập và phát triển của Chính phủ với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, trong đó có nhiệm vụ phát triển hệ thống cảng biển là một nhiệm vụ quan trọng. Các xu hướng công nghệ trên sẽ tác động mạnh đến sự thay đổi nhu cầu nhân sự tại hệ thống cảng biển Việt Nam trong tương lai” – báo cáo Dự báo Kỹ năng nghề ngành cảng Việt Nam giai đoạn 2024-2028 nêu rõ.

Có nhiều nguyên nhân thiếu hụt nhân sự trong ngành cảng biển. Ảnh: ST

Theo đánh giá của các doanh nghiệp cảng biển tại Việt Nam, từ năm 2024-2028, các khối nhân sự tại cảng biển sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về nhu cầu, đặc biệt ở các cấp vận hành thiết bị, phương diện và cấp khai thác, kỹ thuật trực tiếp tại cảng do tác động của các xu hướng công nghệ, đáp ứng được nhiệm vụ phát triển kinh tế cảng biển tại Việt Nam.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự tương quan giữa xu hướng phát triển cảng biển trong thời gian tới đều liên quan đến số hóa, tự động hóa và công nghệ, đặc biệt trong các phương tiện kỹ thuật thiết bị vận hành tại cảng. Các xu hướng này đã và đang diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi nguồn nhân lực phải được đào tạo có trình độ, kỹ năng phù hợp, đặc biệt là nguồn nhân lực cảng tại các địa phương.

Báo cáo cũng đưa ra những kiến thức và kỹ năng có sự khác biệt lớn nhất giữa nhu cầu và mức độ sở hữu hiện tại ở nhân sự khối vận hành phương tiện và thiết bị. Kết quả đưa ra tại báo cáo đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đào tạo, nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin và công nghệ số, ngoại ngữ, bảo vệ môi trường, giải quyết sự cố và tình huống khẩn cấp, cũng như các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành khác. Đồng thời, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nhằm trang bị kiến thức và tạo ra nhân sự có thái độ cầu tiến học hỏi, làm việc chuyên nghiệp, trung thực, tích cực, mẫn cán và có trách nhiệm, linh hoạt, thích nghi, học hỏi và sử dụng công nghệ mới, cũng như thái độ và khả năng thiết yếu khác để hoàn thành tốt công việc ở cấp vận hành trong các doanh nghiệp ngành cảng ở Việt Nam.

Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng Việt Nam 2024-2028, được Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề ngành logistics (LIRC) thực hiện do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) tài trợ thông qua chương trình Australia cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực (Aus4Skills); Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (DVET) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – chi nhánh khu vực TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ.

Theo ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI: Các thông tin chi tiết trong báo cáo là nguồn tư liệu quý giá cho các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp có liên quan đến ngành cảng tham khảo. Báo cáo là sự kế thừa và tiếp nối của Báo cáo Dự báo kỹ năng nghề ngành logistics giai đoạn 2021 - 2023, đây là dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành, nỗ lực của Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề ngành logistics trong vai trò cung cấp thông tin dự báo cho ngành.

Nguyễn Hòa
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai: Ngày hội việc làm mở ra nhiều cơ hội cho người lao động

Giám đốc Sở LĐTBXH Đà Nẵng: Điểm đầu vào đại học thấp vì tư tưởng thích đại học hơn học nghề

Doanh nghiệp ‘nới’ tuổi tuyển dụng lao động để đáp ứng đơn hàng

Đảm bảo an toàn cho phụ nữ ra nước ngoài làm việc

Bộ Nội vụ nghiên cứu chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức sau khi tinh gọn bộ máy

Nhân sự 2/12: Tỉnh ủy Thái Bình bầu Bí thư; Tỉnh ủy Hưng Yên, Tuyên Quang bổ nhiệm nhân sự chủ chốt

Chạy đua cày cuốc cuối năm, làm gì để thanh lọc làm mát cơ thể

Nhân sự địa phương: Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam cùng nhiều tỉnh phía Nam bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

Uống Trà Xanh Không Độ giảm căng thẳng khi nỗ lực làm ngày cày đêm chạy đua với tết

Nhân sự 29/11: Bộ Ngoại giao bổ nhiệm lãnh đạo Vụ; Cục Hải quan Lạng Sơn, Hải Phòng có tân lãnh đạo

Nhân sự 28/11: Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải có tân Bộ trưởng; Quốc hội bổ nhiệm nhân sự mới

Nóng: Bộ Nội vụ đề nghị Bộ Công an xử lý người đưa tin sai sự thật về sáp nhập tỉnh, thành

Doanh nghiệp tuyển 7.000 việc làm tại Ngày hội tuyển dụng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Bài 2: Khi phụ nữ được trao quyền "dẫn dắt" doanh nghiệp

Nhân sự 25/11: Đồng ý cho các ông Bùi Văn Cường, Nguyễn Văn Thể thôi giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo 'nóng' về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Bài 1: Vị thế người phụ nữ trong xã hội ngày càng được khẳng định

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm