Thích ứng với các vụ kiện phòng vệ thương mại: Cần có hành động chung của cộng đồng doanh nghiệp

Thương mại toàn cầu tiếp tục phát triển với tốc chậm lại, điều này dẫn tới xu hướng bảo hộ thương mại diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2022 Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ kỳ vọng sớm khởi sắc trong năm 2024

GS.TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.

Trong Báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2022 vừa được Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) công bố cho thấy, Việt Nam đang đối diện với 227 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (tính đến hết tháng 12/2022). Riêng trong năm 2022 có 17 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Ông bình luận thế nào về con số này?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, hầu hết thị trường lớn đều chuyển hướng sang bảo hộ các sản phẩm.

Bên cạnh đó, trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia ký kết với các nước, trong đó cũng có những quy định rất chặt chẽ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, minh bạch, giải trình và các yếu tố về điều kiện sản phẩm như yếu tố về môi trường, nhân lực, hay việc tuân thủ, thực thi chính sách.

gỗ dán cứng
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, 37 doanh nghiệp gỗ dán cứng sẽ bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp

Đây là "cuộc chơi mới" của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, có thể nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay chưa chú ý, và dẫn đến vi phạm vào các thỏa thuận, các ràng buộc này một cách vô thức. Dẫn đến tình trạng rơi vào các nhóm sản phẩm hàng hóa bị cảnh báo và xử lý.

Và khi đã bị cảnh báo, xử lý một sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó sẽ kéo theo hàng loạt các sản phẩm khác, doanh nghiệp khác cũng sẽ bị đưa vào đối tượng bị kiểm soát.

Mặt khác, bản thân doanh nghiệp chủ động nắm bắt thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại nhưng cũng không đủ. Bởi chính các doanh nghiệp chưa đủ năng lực để nhận biết hết được vấn đề và chưa đủ năng lực để đối phó hay tìm hướng khắc phục như thế nào.

Theo ông, điều này sẽ tác động như thế nào đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường chính?

Thứ nhất, từ trước đến nay, quy trình và quá trình sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam gần như không tuân thủ quy trình chung của thế giới. Trong khi đó, với các điều kiện ràng buộc của các nước hoặc các thỏa thuận thương mại thì các doanh nghiệp nhiều khi không nắm được hết để tự mình điều chỉnh.

Hơn nữa, các doanh nghiệp của chúng ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tuân thủ được các điều kiện ràng buộc đòi hỏi có sự thay đổi rất lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ khả năng để khắc phục được nhằm thay đổi quy trình sản xuất.

hoang_van_cuong
GS.TS. Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí xung quanh vấn đề này.

Chắc chắn, đứng về cá nhân các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc đáp ứng được các ràng buộc từ các quy định từ phòng vệ thương mại.

Nếu không đảm bảo thỏa mãn được các điều kiện về ràng buộc, kiểm soát liên quan đến phòng vệ thương mại tại các thị trường thì đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ không thâm nhập được vào thị trường.

Hoặc nếu có thâm nhập thì sẽ chịu mức thuế suất rất cao.

Điều này đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường của các sản phẩm hay của các doanh nghiệp.

Rõ ràng, việc này không chỉ dừng ở một sản phẩm mà khi có một sản phẩm hoặc một lô hàng bị cảnh báo, vi phạm thì còn kéo lan sang các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác, thậm chí, các loại sản phẩm khác cũng sẽ bị kiểm soát.

Điều này sẽ tác động không khả quan, thậm chí còn là những tác động xấu đến bức tranh kết quả xuất khẩu hàng hóa nói chung của chúng ta.

Ông có khuyến nghị gì đối với các doanh nghiệp Việt Nam cũng như kiến nghị với cơ quan chức năng để có thể thích nghi và sống chung với các vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại, cũng như tránh được những tổn thất lớn nếu chẳng may bị trừng phạt?

Trong bối cảnh này, cần có hành động của chung của cộng đồng doanh nghiệp. Ví dụ như vai trò của các hiệp hội, tổ chức ngành hàng.

Các hiệp hội, tổ chức ngành hàng cần phải bắt tay liên kết với nhau để có thể thỏa mãn các điều kiện ràng buộc đặt ra từ các thị trường nhập khẩu.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nhận biết được các vấn đề mà hiện các doanh nghiệp đang vướng, những vấn đề gì cần tuân thủ và cả các giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục.

Thậm chí cần có các khoản chi phí xử lý chung. Bởi có thể rất nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ vấp phải chung một vướng mắc.

Về phía các doanh nghiệp cũng cần tự hoàn thiện mình. Và khi có phát sinh xảy ra, cần tích cực hợp tác với cơ quan thẩm quyền thị trường nhập khẩu nhằm cung cấp tài liệu chứng minh hoạt động của doanh nghiệp.

Thường xuyên trao đổi với các cơ quan chức năng của Việt Nam để nắm bắt thông tin cần thiết và được hướng dẫn cụ thể. Việc lưu giữ tài liệu, hệ thống kế toán minh bạch, thuận tiện để có thể cung cấp trong thời gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của phía thị trường nhập khẩu là hết sức quan trọng.

Đồng thời, cần chủ động chia sẻ thông tin qua các hiệp hội ngành hàng và phối hợp tích cực với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến các rào cản thương mại và kỹ thuật.

Xin cảm ơn ông!

Theo Báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2022 vừa được Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) công bố, thương mại toàn cầu đạt khoảng 25.000 tỷ USD vào năm 2019, sau đó giảm khoảng 2.500 tỷ USD vào năm 2020 do hậu quả của đại dịch Covid-19. Khi nhu cầu phục hồi, giá trị thương mại đã tăng thêm 5.500 tỷ USD vào năm 2021, đạt khoảng 28.000 tỷ USD. Thương mại toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 32.000 tỷ USD vào cuối năm 2022, tăng khoảng 26% so với mức trước đại dịch năm 2019.
Nguyễn Hạnh (ghi)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định thương mại tự do

Tin cùng chuyên mục

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Trợ lực cho doanh nghiệp, không chỉ từ công cụ giảm thuế VAT

Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Giáo sư Võ Tòng Xuân nói gì về kênh đào Funan Techo?

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Trước các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi quốc tế

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Phát triển dịch vụ logistics: 5 kiến nghị từ Sở Công Thương Phú Thọ

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Yêu cầu điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu sẽ được xử lý khách quan, minh bạch

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Hàng hóa xuyên biên giới ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp Việt cần làm gì?

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Bài 3: Xây dựng, phát triển thương hiệu đòi hỏi sự bền bỉ và phải luôn đổi mới

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Tăng cơ hội kết nối giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Bắc Âu

Xem thêm