Thứ hai 23/12/2024 22:55

Thi đua yêu nước ngành Công Thương: Động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 11/6/1948, những năm qua, ngành Công Thương đã quan tâm, chỉ đạo sát sao, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, coi đây là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.    
Ông Lê Tiến Trường - Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam - tặng bằng khen cho các cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua

Thúc đẩy phát triển kinh tế

Với tinh thần "Thi đua ái quốc" do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng; tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến; Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng và các văn bản pháp luật về công tác thi đua khen thưởng, Bộ Công Thương đã kiện toàn Hội đồng Thi đua- Khen thưởng, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng; đồng thời, xây dựng quy chế làm việc chặt chẽ, kết hợp đầu tư cơ sở vật chất, con người nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới.

Nhờ đó, những năm qua, dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, song ngành Công Thương vẫn duy trì phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2015 ước đạt 11,6%/năm. Các thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng. Riêng trong năm 2017, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2016. Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh, đạt 213,77 tỷ USD (tăng 21,1% - mức tăng cao nhất trong nhiều năm qua). Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt xấp xỉ 211,1 tỷ USD, tăng 20,8 % so với năm 2016. Xuất siêu đạt 2,7 tỷ USD.

Cùng với phát triển sản xuất, ngành Công Thương đã chủ động nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo Đảng, Nhà nước các định hướng, chính sách và lộ trình hội nhập quốc tế phù hợp; tích cực chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để tham gia các tổ chức quốc tế và ký kết các hiệp định hợp tác đa phương và song phương trong lĩnh vực kinh tế, công nghiệp và thương mại.

Đáng chú ý, là Bộ kinh tế đa ngành, nhiều năm qua, Bộ Công Thương đã có nhiều nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, nhằm hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản lý, giảm thiểu thủ tục hành chính theo hướng hiện đại hóa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy phát triển bền vững.

Làm mới phong trào thi đua

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời gian qua, ngành Công Thương đã vận dụng sáng tạo và tổ chức nhiều phong trào thi đua mang tính ngành, nghề phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó nhận được sự hưởng ứng của cán bộ công nhân viên chức trong ngành.

Các phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành Công Thương đã có nhiều thay đổi về chất với nhiều nội dung phong phú, không hình thức phô trương, lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả làm tiêu chí hàng đầu, gắn liền với nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị tiêu biểu như: Phong trào thi đua tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được triển khai, tổ chức trong toàn ngành; phong trào "Rèn luyện tay nghề thành thợ giỏi, chuyền may giỏi" trong ngành dệt may; phong trào thi đua "Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng", "Xây dựng đường dây và trạm kiểu mẫu" của Tập đoàn Điện lực Việt Nam; phong trào thi đua "Việc hôm nay không để ngày mai"; "Thi đua thực hành tiết kiệm chống lãng phí, không có ngày, giờ lao động mất an toàn" của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam... Đặc biệt, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng của người dân; người Việt ngày càng tin tưởng và tiêu dùng hàng Việt.

Trước những kết quả đã đạt được, quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23/1/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, hướng tới niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, trong Kế hoạch phát động đợt thi đua đặc biệt này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các đơn vị trong ngành tiếp tục bám sát chương trình công tác trọng tâm; tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi và thiết thực, nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong toàn ngành; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tập trung thực hiện tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, các điển hình tiến tiến, gương "người tốt, việc tốt" trong các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".

Giai đoạn 2013 - 2018, toàn ngành Công Thương có hơn 109.525 sáng kiến cải tiến kỹ thuật được công nhận, làm lợi hơn 1.400 tỷ đồng. 315 đoàn viên, người lao động được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo.
Thanh Tâm - Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng Đảng - Phát triển kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia

“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Di chúc của Bác mãi mãi đồng hành cùng dân tộc

Cán bộ, đảng viên thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng: Soi chiếu từ Quy định số 144-QĐ/TW

Giải pháp phòng, chống hoạt động ‘xâm lăng văn hóa’ đối với nước ta

Lan tỏa tinh thần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bộ mặt thật của Việt Tân từ cái gọi là 'hội luận kinh tế thị trường ở Việt Nam'

Bài 5: Đạo pháp bất ly thế gian pháp

Bài 4: Tư cách của tín đồ phải đứng sau nghĩa vụ công dân

Bài 3: Quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về Phật giáo

Bài 2: Họ xa rời Phật pháp chân chính, trái đời ngược đạo

Chấn chỉnh những sai lệch để Phật giáo tốt đời đẹp đạo: Bài 1: Khi thuyết giảng xuyên tạc phá hoại đức tin