Thứ sáu 27/12/2024 21:22

Thêm cơ hội xuất khẩu hàng Việt sang Cuba

Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba được ký ngày 9/11/2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2020, được kỳ vọng đem lại lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên, đặc biệt là sẽ tạo ra đột phá cho xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Cuba. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ thông tin về các cam kết ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ cũng như những thách thức đặt ra.

Tại Hội thảo phổ biến Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba tổ chức ngày 18/12, bà Võ Hồng Anh – Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) - cho biết, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Cuba đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, song kết quả vẫn còn khiêm tốn.

Theo đó, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 226,81 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Cuba đạt 221,62 triệu USD, nhập khẩu từ Cuba đạt 5,19 triệu USD. 10 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 102 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Cuba 100 triệu USD, Việt Nam nhập khẩu từ Cuba 2 triệu USD. Việt Nam chủ yếu xuất siêu. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Cuba chủ yếu là: gạo, cà phê, sản phẩm hoá chất, dệt may, giày dép, máy tính và linh kiện, vật liệu xây dựng, gốm sứ, máy móc và thiết bị, phụ tùng…, trong đó gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cuba. Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Cuba chủ yếu là vắcxin và dược phẩm.

Về đầu tư, hiện Việt Nam có 4 dự án đã được cấp phép đầu tư tại Cuba với tổng số vốn đăng ký lên tới hàng chục triệu USD, trong đó 2/4 dự án đã đi vào hoạt động, 2 dự án còn lại đang trong giai đoạn tích cực chuẩn bị để sớm đi vào triển khai.

Ông Khổng Thanh Phong – Bí thư thứ 2- Trưởng Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba – cho rằng, hiện 2 bên đang có nhiều thuận lợi đó là quan hệ chính trị tốt đẹp, người dân Cuba rất quý Việt Nam. Ngoài ra, Cuba có nhiều cơ chế cởi mở hơn về kinh tế thương mại và đầu tư, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, dư địa hàng hóa Việt Nam vẫn còn nhiều, thị trường không qua khắt khe.

Đây chính là cơ hội để hàng Việt có thể thâm nhập sâu hơn vào Cuba. Đặc biệt, khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2020 được xem là điểm tựa để doanh nghiệp hai bên thúc đẩy hơn nữa xuất nhập hàng hóa, góp phần đưa quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Cuba lên tầm cao mới. Bà Nguyễn Thị Trang – Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ - cho biết, để tận dụng tốt nhất các ưu đãi từ Hiệp định này mang lại, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được các thông tin về cam kết của Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba cũng như hiểu cơ hội, thách thức, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả hơn.

Mặt hàng giày dép là 1 trong mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Cuba

Hiệp định này có 14 chương, bao gồm các quy định về thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, phòng vệ thương mại, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hợp tác kinh tế và thương mại… Theo đó, hai bên cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế đối với gần 100% mặt hàng đang nhập khẩu từ thị trường của nhau trong vòng 5 năm.

Tuy nhiên, với khoảng cách địa lý xa xôi, ngôn ngữ khác biệt, bởi Cuba chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha, không sử dụng tiếng Anh, hay độ mở cửa thị trường của Cuba còn thấp, thanh toán quốc tế trong thương mại còn hạn chế và các biện pháp cấm vận của Mỹ tác động sâu rộng đến nền kinh tế Cuba, khiến trao đổi thương mại song phương Việt Nam – Cuba trong 2 năm gần đây (2019-2020) đã bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, để thâm nhập vào thị trường này, các chuyên gia lưu ý, doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị trường, tập quán tiêu dùng người dân Cuba, cũng như phương thức vận chuyển quốc tế hay hàng hóa tái xuất vào Cuba có cấu thành tối đa 10% là linh kiện của Mỹ.

Hiện, Cuba có nhu cầu cao các mặt hàng tiêu dùng, giày dép, lương thực thực phẩm, các loại ngũ cốc, các loại đồ uống và thuốc lá, nguyên liệu thô để phục vụ ngành sản xuất (da, hạt giống, cao su, gỗ, các loại sợi), hóa chất, máy móc và phương tiện vận tải.
Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq)

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu