Thế giới nỗ lực chấm dứt kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch

Thỏa thuận hạn chế nhiên liệu hóa thạch tại COP28 được xem là một bước tiến lớn trong quá trình đấu tranh chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
COP28 còn nhiều bất đồng về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch Thị trường hydro xanh toàn cầu có thể là trụ cột quan trọng để thay thế nhiên liệu hóa thạch Hội nghị COP28 đạt được thỏa thuận lịch sử về chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch

Theo tờ Australian Financial Review, các quốc gia đã đạt được thỏa thuận kêu gọi giải quyết nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng khí hậu là nhiên liệu hóa thạch, phá vỡ thế bế tắc vốn đã cản trở các cuộc đàm phán về khí hậu trong 3 thập kỷ qua.

Cụ thể, thỏa thuận cuối cùng tại Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) năm 2023 ở Dubai (UAE), đưa ra khuyến nghị rõ ràng là các nước “chuyển đổi khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và hợp lý để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 từ nay đến năm 2050, phù hợp với khoa học”.

Nhien lieu hoa thach

Liên Hợp Quốc nhấn mạnh sự cần thiết cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính và hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch

Theo các chuyên gia, thỏa thuận này có thể là yếu tố thay đổi tích cực cho tình hình khí hậu thế giới, đồng thời “về cơ bản báo hiệu sự kết thúc kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch”. Nhiên liệu hóa thạch, bao gồm than, dầu và khí đốt, chiếm hơn 75% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu và gần 90% tổng lượng phát thải carbon dioxide.

Tuy nhiên, ngay cả Thỏa thuận Paris mang tính bước ngoặt năm 2015 cũng không đề cập cụ thể đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thay vào đó tập trung vào nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Wopke Hoekstra, Ủy viên phụ trách chính sách khí hậu của Liên minh châu Âu, cho biết: “Nhân loại cuối cùng đã làm được điều mà lẽ ra phải làm từ lâu rồi”.

Nhưng ngay cả khi các nhà đàm phán coi kết quả này là lịch sử, thì nhiều người vẫn thừa nhận rằng thảo thuận mới không đi xa như họ mong muốn và vẫn để lại một con đường bấp bênh phía trước. Các chuyên gia chỉ ra những biện pháp nửa vời cho phép tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở một mức độ nào đó trong nhiều thập kỷ tới. Ngoài ra, thỏa thuận này không có sức mạnh ràng buộc và việc thực hiện sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tài chính, lợi ích và tình hình chính trị.

Thỏa thuận bước ngoặt?

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore cho biết: “Liệu thỏa thuận tại COP28 có phải là bước ngoặt thực sự đánh dấu điểm khởi đầu cho sự kết thúc của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch hay không còn phụ thuộc vào những hành động tiếp theo”.

Thỏa thuận được đưa ra sau 2 tuần đàm phán căng thẳng cho thấy, việc chuyển đổi năng lượng đang tạo ra những rạn nứt địa chính trị mới. Các nhà xuất khẩu dầu lớn ở vùng Vịnh có mối liên kết với những quốc gia tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch lớn, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, nhằm đẩy lùi các mục tiêu về nhiên liệu hóa thạch mà người châu Âu và các quốc đảo mô tả là thiết yếu.

Để chứng tỏ những lợi ích bị thu hẹp, một số quốc gia kêu gọi giảm dần dầu khí - Mỹ, Canada, Na Uy và Australia - đang đồng thời lên kế hoạch cho các dự án mở rộng. Sau các cuộc đàm phán, thỏa thuận nhanh chóng được đưa ra trong phiên họp toàn thể khiến các nhà quan sát phải bất ngờ.

Nhien lieu hoa thach

Các nhà khoa học cho rằng nếu nhân loại muốn ngăn những hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu, lượng phát thải cần phải giảm 45% từ nay đến năm 2030

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thỏa thuận tại COP28 vẫn khiến hành tinh rơi vào quỹ đạo nguy hiểm. Liên Hợp Quốc cho hay, đến năm 2030, thế giới sẽ phải cắt giảm 43% lượng khí thải nhà kính để đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng nhất của Thỏa thuận Paris là hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở 1,5 độ C. Điều đó đòi hỏi phải cắt giảm mức phát thải hàng năm, vốn chỉ đạt được trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry nhận xét, COP28 là kỳ họp cuối cùng mà mục tiêu 1,5 độ C có thể vẫn nằm trong tầm tay. Trong khi, Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi thỏa thuận này là “cột mốc lịch sử” giúp duy trì hy vọng về Thỏa thuận Paris.

Chuyên gia Catherine Abreu, người sáng lập và là Giám đốc điều hành của nhóm vận động khí hậu Destination Zero cho biết, cuối cùng ảnh hưởng của các tác nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã giúp tạo động lực cho một thỏa thuận trong lĩnh vực này.

Mục tiêu chính của COP năm 2023 là đưa ra phản hồi cho đánh giá gần đây, được thực hiện như là phần tiếp theo của Thỏa thuận Paris, trong đó chính thức xác định rằng thế giới đã đi chệch hướng trong việc đáp ứng các mục tiêu về khí hậu. Điều đó đã giúp tăng cường sự tập trung vào vấn đề nhiên liệu hóa thạch, trong bối cảnh một năm nhiệt độ cao kỷ lục, băng tan ở Bắc Cực và cháy rừng diện rộng.

Lộ trình rõ ràng

Tuy nhiên, có những con đường rõ ràng để tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Thỏa thuận tại COP28 nhằm mục đích cho đến năm 2050 đạt được mục tiêu trung hòa carbon. Nhưng ngay cả trong kịch bản đó, sẽ có không gian hạn chế đối với dầu mỏ và khí đốt.

Việc giảm tốc độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong hệ thống năng lượng còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ. Văn bản này cũng đề cập đến sự cần thiết phải tăng cường các công nghệ có thể thu hồi lượng khí thải trong các lĩnh vực ngốn năng lượng và từ lâu phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, bao gồm thép, xi măng và vận tải biển.

Ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch từ lâu đã sử dụng công nghệ thu hồi carbon, hút carbon dioxide ra khỏi không khí và lưu trữ sâu dưới lòng đất như một loại thuốc chữa bách bệnh khí hậu. Nhưng các nhà môi trường lo ngại rằng công nghệ này, vốn có nhiều thành tích chưa rõ ràng và chưa bao giờ được triển khai rộng rãi, có thể trở thành tấm bình phong khiến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Thỏa thuận cũng cho phép “nhiên liệu chuyển tiếp” đóng một vai trò nhất định. Điều này thường được cho là ám chỉ khí đốt tự nhiên, từ lâu đã được coi là “nhiên liệu cầu nối” mà xã hội có thể sử dụng trong khi chờ đợi các giải pháp thay thế sạch hơn xuất hiện.

Tuy nhiên, thành phần chính của khí tự nhiên là mê-tan, một chất gây ô nhiễm không khí mạnh và làm nóng bầu khí quyển nhanh hơn carbon dioxide trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu, ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt khi giá năng lượng tăng vọt.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?

Làm sao phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới Net Zero vào năm 2050?

Hội thảo đánh giá phát triển chiếu sáng tại các đô thị chỉ ra các thuận lợi cũng như vướng mắc khó khăn để từ đó đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển.
Bài cuối: Ứng dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn truyền tải điện

Bài cuối: Ứng dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn truyền tải điện

Bên cạnh phát hiện sớm các hư hỏng bất thường trên lưới điện, ứng dụng công nghệ tiên còn giảm nguy cơ tai nạn lao động trong vận hành lưới điện truyền tải.
Bài 2: Tăng cường công tác phối hợp quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 2: Tăng cường công tác phối hợp quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý sẽ đảm bảo công tác vận hành an toàn, ổn định, liên tục lưới điện truyền tải và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Nhân dân.
Tháng 5, EVN tập trung cho đường dây 500kV mạch 3 và dự án truyền tải nhập khẩu điện

Tháng 5, EVN tập trung cho đường dây 500kV mạch 3 và dự án truyền tải nhập khẩu điện

Trong tháng 5/2023, bên cạnh các dự án nguồn điện, EVN sẽ tập trung cao độ cho đường dây 500kV mạch 3 và các dự án truyền tải phục vụ nhập khẩu điện từ Lào.
Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Dự án kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến vận hành từ tháng 9 năm nay.

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Chủ động bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Lâm Đồng: Chủ động bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Tỉnh Lâm Đồng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đảm bảo cung ứng đủ điện trong thời gian cao điểm hè nắng nóng năm 2024.
Nhiều địa phương phía Bắc đẩy mạnh tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

Nhiều địa phương phía Bắc đẩy mạnh tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, nhiều địa phương phía Bắc đang triển khai đồng loạt các giải pháp tiết kiệm điện mùa nắng nóng.
Tháng 5, nắng nóng gay gắt, công suất đỉnh hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW

Tháng 5, nắng nóng gay gắt, công suất đỉnh hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong tháng 5/2024, nhu cầu phụ tải tăng cao, công suất cực đại của hệ thống điện có thể lên tới 49.000MW
Thêm giải pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành năng lượng tái tạo

Thêm giải pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành năng lượng tái tạo

Để thực hiện cam kết hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, thời gian qua nhiều đơn vị đã cung cấp các giải pháp hỗ trợ phát triển năng lượng mặt trời.
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu nghiên cứu giá, phí truyền tải trong xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ yêu cầu xây dựng cơ chế mua bán điện giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng cần nghiên cứu các cơ chế giá, phí truyền tải.
Bài 1: Căng mình đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải

Bài 1: Căng mình đảm bảo vận hành an toàn lưới điện truyền tải

Cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt diễn ra trên cả nước, tại Nam miền Trung và Tây Nguyên nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, mất an toàn lưới điện truyền tải.
Quảng Ninh phê duyệt chủ trương và nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Hòa

Quảng Ninh phê duyệt chủ trương và nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Hòa

Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 148/QĐ-BQLKKT về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Hòa.
Tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp cấp bách tiết kiệm điện

Tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh triển khai các giải pháp cấp bách tiết kiệm điện

Sản lượng điện tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh liên tiếp phá kỷ lục, vượt 100 triệu kWh/ngày, ngành điện triển khai các giải pháp bách tiết kiệm điện.
Bình Thuận: Tăng cường sử dụng tiết kiệm điện và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Bình Thuận: Tăng cường sử dụng tiết kiệm điện và hiệu quả mùa nắng nóng 2024

Sở Công Thương Bình Thuận yêu cầu tăng cường thực hiện các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là cao điểm nắng nóng từ tháng 4 - 7/2024.
Tiến độ Đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định I – Phố Nối ngày 8/5

Tiến độ Đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định I – Phố Nối ngày 8/5

Mặc dù đã đạt được kết quả tích cực nhưng tiến độ thi công Đường dây 500kV mạch 3 NMNĐ Nam Định I – Phố Nối vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
EVN cần chú trọng nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024

EVN cần chú trọng nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần tăng cường hơn nữa nhiệm vụ cấp điện mùa khô 2024.
Tìm giải pháp gỡ khó cho dự án điện gió "nghìn tỷ" ở Bình Thuận

Tìm giải pháp gỡ khó cho dự án điện gió "nghìn tỷ" ở Bình Thuận

Chiều 7/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi họp trực tuyến với tỉnh Bình Thuận tìm hướng "gỡ khó" cho dự án điện gió Hoà Thắng 1.2.
Chuyện nữ công nhân ngành điện

Chuyện nữ công nhân ngành điện

Yêu nghề, say công việc, những người phụ nữ ngành điện luôn vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Đường dây 500kV mạch 3: Đảm bảo tiến độ nhưng an toàn lao động là quan trọng nhất

Đường dây 500kV mạch 3: Đảm bảo tiến độ nhưng an toàn lao động là quan trọng nhất

Đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với chủ đầu tư và đơn vị liên quan trong việc triển khai thi công đường dây 500kV mạch 3.
EVN kiến nghị gì để đẩy nhanh tiến độ Đường dây 500kV mạch 3?

EVN kiến nghị gì để đẩy nhanh tiến độ Đường dây 500kV mạch 3?

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tích cực song công tác thi công đường dây 500kV mạch 3 vẫn còn những khó khăn, thách thức.
Bộ Công Thương gửi lời chia buồn tới các nạn nhân vụ sạt lở lán trại gần đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương gửi lời chia buồn tới các nạn nhân vụ sạt lở lán trại gần đường dây 500kV mạch 3

Ngày 7/5, Bộ Công Thương tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và EVN, EVNNPT về tiến độ đường dây 500kV mạch 3.
VinFast và ON Energy hợp tác thúc đẩy sử dụng pin lưu trữ cho điện mặt trời mái nhà

VinFast và ON Energy hợp tác thúc đẩy sử dụng pin lưu trữ cho điện mặt trời mái nhà

VinFast và ON Energy công bố ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm đẩy mạnh ứng dụng pin lưu trữ năng lượng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.
Petrovietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới

Petrovietnam công bố 2 phát hiện dầu khí mới

Ngày 6/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức công bố 2 phát hiện dầu khí mới mỏ Rồng và mỏ Bunga Aster.
Lào Cai: Huy động lực lượng khắc phục thiệt hại lưới điện do giông lốc

Lào Cai: Huy động lực lượng khắc phục thiệt hại lưới điện do giông lốc

Từ đêm 5/5 đến sáng 6/5, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to kèm theo giông lốc diện rộng gây thiệt hại đối với hệ thống điện, nhiều cột điện đổ gãy.
EVNHANOI: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa nắng nóng 2024

EVNHANOI: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa nắng nóng 2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, năm 2024 nắng nóng sẽ đến sớm, gay gắt hơn và có thể xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động