Thứ năm 28/11/2024 05:41

Thế chấp sổ bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi lâu dài

Năm 2018, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam đã cơ bản hoàn thành công tác bàn giao sổ BHXH cho trên 14 triệu người theo Luật BHXH năm 2014. Tuy nhiên, hiện có không ít trường hợp lợi dụng sổ BHXH để mang đi cầm cố, thế chấp vì các vấn đề trước mắt.

Việc bàn giao sổ BHXH cho người lao động quản lý mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, như: Người lao động chủ động hơn trong việc quản lý quá trình đóng - hưởng của bản thân; tham gia giám sát việc người sử dụng lao động và cơ quan BHXH thực hiện pháp luật BHXH cho mình; người sử dụng lao động tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân lực làm công tác quản lý sổ BHXH…

Giữ sổ BHXH người lao động sẽ chủ động hơn trong việc quản lý quá trình đóng - hưởng

Mặt khác, theo Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - ông Trần Đình Liệu - khi người lao động tự giữ sổ BHXH thì sẽ giám sát được việc người sử dụng lao động có đóng nộp BHXH cho mình hay không, tránh trường hợp người sử dụng lao động nợ tiền đóng, không đóng hoặc đóng không đủ tiền BHXH cho người lao động. Đồng thời, người lao động tự bảo quản sổ BHXH cũng biết được diễn biến quá trình đóng BHXH gồm: Chức danh nghề công việc, cấp bậc, chức vụ, mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH. Tỷ lệ đóng BHXH sẽ kịp thời phản ánh lại với người sử dụng lao động, công đoàn cơ cở, cơ quan BHXH để điều chỉnh, bổ sung kịp thời, bảo đảm khi sổ BHXH đến tay người lao động đầy đủ thông tin về nhân thân và quá trình đóng BHXH.

Trên cơ sở đó, sau hai năm bàn giao sổ BHXH cho người lao động, BHXH Việt Nam đã rà soát, chuẩn hóa và quản lý tập trung dữ liệu về quá trình tham gia, thụ hưởng BHXH của trên 14 triệu người lao động đang tham gia BHXH. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để BHXH Việt Nam xây dựng kho dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội; là nền tảng tiến tới việc cấp và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) điện tử cho người dân, qua đó giảm khối lượng lớn công việc và nguồn kinh phí cho việc in, cấp lại thẻ BHYT hàng năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà người lao động quản lý sổ BHXH thì không ít trường hợp lợi dụng đem sổ BHXH đi thế chấp ngân hàng thương mại để thực hiện các hợp đồng tín dụng. Thực tế này không chỉ gây lộn xộn trong việc cấp, quản lý sổ BHXH mà còn chứa đựng nguy cơ rủi ro cao đối với các ngân hàng cũng như người lao động nếu xảy ra tình trạng người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay.

Trước thực trạng này, ông Trần Đình Liệu cho hay, sổ BHXH chỉ có giá trị khi người lao động đến cơ quan BHXH xác định đúng nhân thân, đúng cơ sở dữ liệu thì mới được giải quyết chính sách. Ngân hàng nhận sổ cũng phải tìm hiểu chính sách pháp luật liên quan về việc sổ BHXH có giá trị với ngân hàng hay không? Khi cơ quan BHXH không giải quyết chế độ chính sách đó cho ngân hàng thì hệ thống ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Do đó, việc cầm cố sổ BHXH tại hệ thống ngân hàng là trái pháp luật.

Ngoài ra, do việc hưởng chế độ BHXH mang tính đặc thù, gắn liền với nhân thân của một cá nhân nhất định và đối tượng hưởng được luật quy định cụ thể nên cơ quan BHXH phải thực hiện việc giải quyết, chi trả các chế độ BHXH đúng đối tượng và tuân thủ các quy định của pháp luật. Vì vậy, nếu ngân hàng không được người lao động ủy quyền theo luật định thì cơ quan BHXH không thể chi trả tiền chế độ BHXH của người lao động cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, lãnh đạo BHXH Việt Nam nhấn mạnh, cơ quan BHXH sẽ có hình thức xử lý nghiêm đối với những cá nhân cố tình khai báo gian dối như thế chấp sổ BHXH nhưng lại khai báo mất sổ để làm lại sổ mới. Nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 7/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP.

Chính sách BHXH là chính sách an sinh, hướng đến những người yếu thế. Vì vậy, ông Trần Đình Liệu nhấn mạnh, người dân, nhất là người đã cầm được sổ không nên đi cầm cố để giải quyết những vấn đề trước mắt mà ảnh hưởng đến quyền lợi lâu dài. BHXH Việt Nam cũng sẽ nghiên cứu để tiếp thu những vấn đề thực tiễn để cho quyển sổ BHXH có thể lo được những vấn đề trước mắt cũng như lâu dài cho người lao động.

Chậm nhất là đến hết năm 2020, ngành BHXH cấp sổ BHXH điện tử và thẻ BHYT điện tử. Để đạt được mục tiêu này, ngành BHXH chuẩn bị các việc rà soát lại sổ giấy trước kia cơ quan BHXH cấp cho người lao động thể hiện thông tin về nhân thân và quá trình đóng BHXH của người lao động.
Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm xã hội

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH

Trao tặng hơn 12 nghìn sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân khó khăn

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Dấu ấn 27 năm xây dựng và phát triển

Ngành bảo hiểm xã hội mang Tết ấm đến với người nghèo

Phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tặng thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội cho các hộ nghèo

Ngành bảo hiểm xã hội: Thực hiện thắng lợi mục tiêu kép

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu từ năm 2022

Sẽ có trên 2,9 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp

Dấu ấn ngành bảo hiểm xã hội năm 2021

Nghị quyết 21-NQ/TW: Khẳng định vai trò trụ cột an sinh của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Rà soát cấp thẻ bảo hiểm y tế năm 2022 cho người thuộc diện chính sách

Bao phủ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên đạt 95,4%

Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ký hiệp định về bảo hiểm xã hội song phương

Nghệ An: Hơn 172.000 lao động đã nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Nghệ An: Gia tăng tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần

Tăng cường cảnh báo tin nhắn lừa đảo nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Hội nghị ASSA: Đảm bảo an sinh trong đại dịch Covid-19

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Lưu ý hạn nhận hồ sơ hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội