Thứ hai 23/12/2024 17:35

Thanh khoản thấp nhưng VN-Index tăng hơn 14 điểm

Dòng tiền hướng vào nhóm bất động sản, khu công nghiệp và các mã trụ cột ngành ngân hàng đã giúp VN-Index trở lại với vùng đỉnh trên ngưỡng 1.280 điểm.

Chỉ số VN-Index lấy lại toàn bộ điểm số đã mất ở phiên trước đó do ảnh hưởng từ sự cố hệ thống VNDirect bị tê liệt. Tuy nhiên, thanh khoản có sự sụt giảm khá đáng kể so với những phiên trước đó khi chỉ có hơn 940 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 21 nghìn tỷ đồng.

Kết thúc phiên ngày 26/3, chỉ số VN-Index tăng 14,35 điểm, tương đương 1,13%, lên 1.282,21 điểm

Trong phiên giao dịch ngày 26/3, cổ phiếu chứng khoán tương đối vững vàng giữa lúc ngành phải đối mặt với sự cố tê liệt giao dịch tại VNDirect. Theo đó, VCI tăng 2,31%, VIX tăng 3,71%, FTS tăng 1,8%...

Nhóm cổ phiếu bất động sản giữ xu hướng giao dịch tích cực. Một số mã tăng vọt tiêu biểu có thể kể đến KDH tăng 4,61%, KBC tăng 3,14%, TCH tăng 4,76%, CRE tăng 4,77%, QCG và NHA đều tăng kịch trần. Trong số ít mã đi ngược xu hướng có DIG, SJS, LGC. Các cổ phiếu họ Vingroup cũng đều xanh nhẹ.

This browser does not support the video element.

Nhóm sản xuất có nhiều mã tăng mạnh như GVR tăng 6,27%. GVR cũng trở thành cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index khi mang lại đến 2 điểm tăng. Gần đây “ông lớn” cao su này ghi nhận chuỗi tăng ấn tượng và thường góp mặt vào nhóm “gánh team” chỉ số. Ngoài ra VGC tăng 2,97%, GEX tăng 2,45%, HSG tăng 2,17%, DPM tăng 2,27%, PHR tăng 2,56%, DBC tăng 2,77%, NKG tăng 2,77%; ASM, VCF và DPR cùng tăng kịch biên độ. Trong khi đó, trái ngược lại, MSN bất ngờ giảm khá mạnh vào cuối phiên, mất 1,99% giá trị.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ nhìn chung phân hoá theo hướng sắc xanh chiếm ưu thế.

Cổ phiếu chứng khoán tương đối vững vàng giữa lúc ngành phải đối mặt với sự cố tê liệt giao dịch tại VNDirect, trong đó VCI tăng 2,31%, VIX tăng 3,71%, FTS tăng 1,8%.

Khối ngoại hôm nay vẫn duy trì đà bán ròng, tuy vậy giá trị chỉ vào khoảng hơn 170 tỷ đồng. Trong đó tập trung chủ yếu vào hai cổ phiếu là VND (-396.32 tỷ) và MWG (-140.88 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, PDR (+121.50 tỷ), VPB (+94.44 tỷ) và GEX (+82.20 tỷ) là những cổ phiếu được tham gia mua ròng tích cực nhất toàn thị trường.

Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 14,35 điểm, tương đương 1,13%, lên 1.282,21 điểm. Toàn sàn HoSE có 342 mã tăng giá, 139 mã giảm giá và 61 mã đứng giá tham chiếu.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

VNDirect: Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức hấp dẫn

Ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế, chính sách về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán

Các quỹ ETF tại Việt Nam ghi nhận rút ròng hơn 1.341 tỷ đồng trong tháng 11/2024

Huy động được 323.006,5 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ

'Hét' giá cao ngất ngưởng, phi vụ bán vốn Amata Biên Hòa của Sonadezi vắng khách

Lợi nhuận bứt phá của FPT Shop khiến giới phân tích tăng dự phóng thêm 50%

Công ty Du lịch Thành Thành Công ‘hút' 500 tỷ đồng trái phiếu

Cổ phiếu HVN 'cất cánh': Giá trị phản ánh sự chuyển mình của Vietnam Airlines

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai tăng trần sau tin bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Cổ phiếu MZG của Công ty Cổ phần Miza chính thức lên sàn UPCoM HNX

Thị trường chứng khoán tuần tới: Nhà đầu tư đang chờ đợi tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá

Trái phiếu doanh nghiệp chậm trả giảm mạnh trong 10 tháng

Tháng 10, HNX đã huy động thành công 30.575 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Tác động của bầu cử Tổng thống Mỹ đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Thị trường chứng khoán Việt Nam thêm cơ hội nâng hạng nhờ Thông tư 68

Thị trường chứng khoán giằng co khi áp lực cơ cấu của quỹ ETF Diamond và khối ngoại bán ròng