Thứ hai 23/12/2024 18:29

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị 06/CT-UBND nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp và sử dụng rừng trên địa bàn.

Vẫn còn tình trạng vi phạm quy định sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng rừng

Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp; đất nông nghiệp sử dụng ngày càng hiệu quả, chất lượng rừng, độ che phủ của rừng ngày càng nâng lên, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh.

Tuy nhiên, ở một số địa phương, đơn vị vẫn còn để xảy ra tình trạng vi phạm về quản lý sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng rừng như: Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng quy định; xây dựng các công trình nhà ở, nhà xưởng, nhà kho, trang trại trái phép trên đất nông nghiệp; lấn chiếm, sử dụng, canh tác trái phép đất nông nghiệp; khai thác rừng, phá rừng tự nhiên vẫn còn xảy ra.

Một trường hợp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp trái phép trên địa bàn huyện Cẩm Thủy. (Ảnh tư liệu)

Cá biệt, có địa phương, đơn vị có biểu hiện buông lỏng quản lý đất đai, tài nguyên rừng và khi xảy ra vi phạm không chủ động xử lý, đùn đẩy lên cấp trên, trong đó có những vụ việc vi phạm phải chuyển cơ quan điều tra, khởi tố làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý Nhà nước về đất đai và lâm nghiệp, gây dư luận không tốt trong xã hội.

Theo nhận định riêng của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, công tác quản lý đất đai vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như, việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số địa phương còn chậm. Tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên còn phổ biến như: Đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa; khiếu kiện liên quan đến đất đai có xu hướng giảm so với trước đây nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều trường hợp hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi để thực hiện dự án đã làm nhà trái phép trên đất nông nghiệp, đất lấn chiếm, đất sử dụng sai mục đích, đất giao thầu hồ sơ không rõ ràng, thiếu chặt chẽ; việc lấn chiếm đất, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp xảy ra ở các địa phương nhưng chưa được xử lý triệt để; thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với một số tổ chức, hộ gia đình cá nhân còn chậm so với quy định để người dân phản ánh, kiến nghị...

Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm

Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém nêu trên và tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh thời gian tới; Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 3/5/2024, trong đó giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn khi có hiệu lực thi hành; chủ động phát hiện các quy định chồng chéo, chưa đồng bộ, các vấn đề phát sinh trong thực tiễn để kiến nghị cấp thẩm quyền điều chỉnh cho phù hợp.

Công ty TNHH hai thành viên khoáng sản Kim Phát khai thác, chế biến quặng hủy hơn hơn 7ha đất. (Ảnh: CTV)

UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đất đai, lâm nghiệp nhằm tiếp tục nâng cao ý thức, nhận thức cho các tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng rừng; công bố công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt của địa phương để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân biết, tuân thủ, hạn chế thấp nhất những vi phạm pháp luật về đất đai, lâm nghiệp ở địa phương, đơn vị.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, lâm nghiệp tại địa phương; phân công công chức, viên chức theo dõi địa bàn nắm chắc tình hình, chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng rừng ngay từ cơ sở.

Tiếp tục kiểm tra, rà soát các trường hợp vi phạm hành chính như: Lấn, chiếm, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chuyển mục đích sử dụng rừng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, không đúng đối tượng; phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối tượng, hành vi vi phạm xây dựng các công trình trái phép trên đất nông nghiệp; chuyển nhượng, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và cho thuê rừng trái pháp luật; kiên quyết buộc người có hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Tiếp tục rà soát, xây dựng, trình phê duyệt phương án để sử dụng hiệu quả quỹ đất do các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý và giao lại cho nhân dân nhằm ổn định nơi ở, tạo điều kiện yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo điều kiện đời sống thiết yếu, lâu dài cho nhân dân.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra; kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, khắc phục những hạn chế thiếu sót về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng rừng đã được chỉ ra sau thanh tra, kiểm tra tại các huyện, thành phố và cấp xã; tiếp tục thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền việc chấp hành pháp luật đất đai, lâm nghiệp của Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, lâm nghiệp.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn vi phạm công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng rừng. Xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép, chuyển nhượng đất trồng lúa, chuyển nhượng rừng không đúng đối tượng, giao đất, thuê đất không đúng thẩm quyền tại địa bàn quản lý mà không có giải pháp xử lý, ngăn chặn triệt để, dứt điểm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện đầy đủ, hiệu quả quy định của pháp luật về lâm nghiệp, trồng trọt; thực hiện thẩm định, tham mưu thực hiện công tác giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, trồng trọt, đê điều và phòng, chống thiên tai; trọng tâm là chỉ đạo, quản lý chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên, diện tích đất chuyên trồng lúa hiện có. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về quản lý đất nông nghiệp, quản lý bảo vệ rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; bảo vệ đất trồng lúa; quản lý hành lang bảo vệ đê điều, bãi bồi ven biển, ven sông Kiên quyết xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý nghiêm đối tượng, hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, trồng trọt, bảo vệ đê điều và phòng chống thiên tai theo quy định.

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa tăng cường thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý Nhà nước về đất đai; chủ động tham mưu UBND tỉnh giao nhiệm vụ và thực hiện thanh tra đột xuất các ngành, địa phương, các vụ việc có dấu hiệu vi phạm, dư luận xã hội phản ánh tiêu cực, tham nhũng, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác quản lý đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn.

Quốc Huy
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ