Chủ nhật 22/12/2024 01:29

Thanh Hóa: Phát huy có hiệu quả vai trò "cầu nối" của người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc là “cầu nối” quan trọng đang được cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương ở tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.

Những năm qua, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc. Có được kết quả đó là nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc trên địa bàn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đang được cấp ủy Đảng, chính quyền ở các địa phương của tỉnh Thanh Hóa phát huy có hiệu quả.

Ngày 5/6/2023, Tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023

Theo số liệu từ Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh này có 1.281 người có uy tín của 1.281 thôn, bản, khu phố của 183 xã, thị trấn thuộc 11 huyện miền núi và 06 huyện, thị xã có xã, thôn miền núi. Trong đó, người có uy tín dân tộc Mường là 627 người, dân tộc Thái là 485 người, dân tộc Dao là 13 người, dân tộc Mông là 42 người, dân tộc Kinh là 83 người, dân tộc Khơ Mú là 02 người và dân tộc Thổ là 29 người.

Một trong những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc Thái, xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh, đó là ông Cao Bằng Nghĩa (sinh năm 1950), người dân tộc Thái ở Khu phố Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Ông Cao Bằng Nghĩa, người có uy tín tại khu phố Khằm, thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Cao Bằng Nghĩa cho biết: “Sau khi được nghỉ chế độ hưu trí năm 2010, tôi được cấp trên phân công nhiệm vụ quan trọng như Chủ tịch Hội Khuyến học huyện và tham gia trong Chi ủy khu phố. Đây cũng là điều thuận lợi cho bản thân tôi được trực tiếp tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân trong huyện về việc “Học tập suốt đời” và đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương. Tôi luôn tham mưu cho Chi ủy khu phố về việc đổi mới trong công tác quản lý, cải cách hành chính; sáng kiến, kinh nghiệm, đề nghị nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ an ninh Tổ quốc trong khu phố”.

Ngoài ra, ông Cao Bằng Nghĩa còn là người gìn giữ, bảo tồn và phát triển chữ viết và các phong tục độc đáo của người Thái trên địa bàn. Cụ thể, ông Nghĩa đã mở 2 lớp dạy chữ Thái cho cán bộ và nhân dân trong và ngoài xã, học viên học vào ngày thứ bảy và chủ nhật. Khi các học viên đã thông thạo về ghép nguyên âm với phụ âm, ông Nghĩa đã vận dụng các bài trường ca, dân ca, tục ngữ Thái vào bài giảng; mang theo nhạc cụ như khèn bè, sáo ôi, sáo Mông để lúc giải lao trực tiếp "truyền lửa" âm nhạc của người Thái cho học viên.

Theo lãnh đạo thị trấn Hồi Xuân, với sự đóng góp của ông Nghĩa, khu phố Khằm đã không còn tình trạng mất cắp tài sản, cháy nổ, tham ô, tham nhũng, tiêu cực; hành hung, xô xát, đánh nhau, án cướp và giết người; tệ nạn như ma túy giảm hẳn; không có đối tượng truy nã, hình sự trong địa phương và tai nạn giao thông.

Có thể khẳng định, vai trò quan trọng của người có uy tín trong đồng bào vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn được phát huy và đã mang lại hiệu quả tích cực. Những người có uy tín đã và đang đóng góp để xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Ông Cao Bằng Nghĩa bảo tồn, gìn giữ những cổ vật gắn liền với sự phát triển của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa để tuyên truyền cho các thế hệ trẻ

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Cầm Bá Tường, Phó Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Để người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở trong việc vận động, phát huy vai trò của người có uy tín; coi đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên, nhất là cấp ủy, chính quyền, lực lượng vũ trang trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số biên giới, vùng địa bàn phức tạp.

Bên cạnh đó, cần phải thực hiện tốt công tác tổng kết năm tại xã với thành phần tham gia là toàn bộ người có uy tín ở địa bàn, mời đại diện cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách; đồng thời, quan tâm làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời những người có uy tín tiêu biểu.

Phát huy tốt vai trò của người có tuy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Top 10 sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội năm 2024

Quảng Ninh: Hạ Long tích cực hoàn thành công tác chuẩn bị cho bầu cử

Vĩnh Long: Sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá tăng trưởng khá