Thứ ba 26/11/2024 04:34

Thanh Hóa gia nhập “câu lạc bộ” có số thu ngân sách hơn 50.000 tỷ mỗi năm

Tỉnh Thanh Hóa đón nhận tin vui với mốc thu ngân sách nhà nước hơn 50.600 tỷ đồng, chính thức gia nhập “câu lạc bộ” có số thu ngân sách hơn 50.000 tỷ.

Theo số liệu của Cục Hải quan và Cục Thuế Thanh Hóa, tính đến ngày 13/12/2022 thu ngân sách của tỉnh Thanh Hóa đã cán mốc hơn 50.600 tỷ đồng. Với con số này tỉnh Thanh Hóa đã chính thức gia nhập nhóm các tỉnh thành có số thu ngân sách từ 50.000 tỷ đồng mỗi năm bao gồm các địa phương: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai và 3 địa phương mới gia nhập năm 2022 là Quảng Ninh, Hải Dương và Thanh Hóa.

Theo đó, tính đến ngày 13/12/2022, Cục Hải quan Thanh Hóa đã thu ngân sách 19.250 tỷ đồng, bằng 156% so với năm 2021, vượt 75% so với với chỉ tiêu giao của Bộ Tài chính. Dự kiến số thu nộp ngân sách nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đến ngày 31/12/2022 là 20.200 tỷ đồng, tăng 65,6% so với năm 2021, bằng 183,6% so với dự toán Bộ Tài chính giao.

Sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng

Trong khi đó, Cục thuế Thanh Hóa thu ngân sách nhà nước năm 2022 ước đạt 30.450 tỷ đồng, tăng 77,6% dự toán Bộ Tài chính, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Như vậy, theo số liệu do Cục Hải quan và Cục Thuế đã thông báo thì Thanh Hóa đã cán mốc thu ngân sách hơn 50.600 tỷ đồng.

Có thể thấy, năm 2022 mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn và đã đạt được những gam sáng trong bức tranh kinh tế năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,51%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 11,5%) và đứng thứ 7 cả nước. GRDP bình quân đầu người ước đạt 2.924 USD, vượt 4,42% kế hoạch. Sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa đã “ghi điểm” với tổng lượng khách du lịch năm 2022 ước đạt trên 11 triệu lượt khách, gấp 3,2 lần năm 2021, tổng thu du lịch ước đạt hơn 20.000 tỷ đồng, bằng 111,8% kế hoạch, gấp 4 lần năm 2021.

Đáng chú ý, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - xây dựng của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 16,31% và có 22/25 sản phẩm tăng so với cùng kỳ, trong đó có một số sản phẩm tăng cao, như: Quần áo may sẵn (tăng 29,9%), giày thể thao (tăng 22,5%), điện sản xuất (tăng 20,5%), bia các loại (tăng 19,4%).

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa có thêm một số cơ sở công nghiệp mới đi vào hoạt động như: Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhà máy sản xuất gia công giày dép xuất khẩu Adiana Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, Nhà máy may xuất khẩu S&D Thanh Hóa tại xã Dân Lực, huyện Triệu Sơn... Khởi công một số dự án quy mô lớn như: Dự án Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial, Dự án Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2, góp phần tăng năng lực sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Với thu ngân sách cán mốc hơn 50.600 tỷ đồng, tỉnh Thanh Hóa không chỉ chính thức gia nhập nhóm các tỉnh thành có số thu ngân sách từ 50.000 tỷ đồng mỗi năm, mà còn đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ về thu ngân sách, bỏ xa các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu